Có nên nghe mẹ làm lại cuộc đời ở tuổi 50?

Mẹ khuyên tôi bỏ vợ. Tôi có nên nghe mẹ, dứt khoát để làm lại cuộc đời cho sớm không, băn khoăn quá.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Tôi 51 tuổi, tốt nghiệp ĐH Giao thông Vận tải. Năm 28 tuổi tôi lập gia đình. Khi con gái 3 tuổi, tôi học thêm một bằng đại học nữa. Vì phấn đấu học hành, tôi xin trực tối ở cơ quan. 

Thấy tôi lương thấp, vợ không hỏi lương, không nhắc đóng góp nuôi con. Khi con gái được 10 tuổi, vợ tôi sinh thêm một bé trai.

Vợ bảo: “Lúc trước có 1 con thì thôi, nay có 2 rồi, anh cần đóng góp tiền ăn”. Tôi đóng góp được 2 - 3 năm gì đó, mỗi tháng nộp cho vợ 500.000 đồng. Sau đợt đi công tác nước ngoài về, tôi quên mất, thế là từ đó lại không đưa tiền cho vợ. 

Tôi có sở thích sưu tầm đồ cũ, do được cho hoặc đi mua, từ điều hòa máy tính, loa đài, nồi cơm điện, điện thoại bàn, điện thoại di động, cửa kính, kể cả túi xách ví nữ và áo cũ.

Không biết có phải vì tôi không đóng góp nuôi con lại phung phí tiền mua lăng nhăng (lời vợ tôi nói) nên cô ấy ngày càng nói nhiều, con trai chơi game online cũng nói, tôi mua cho con gái mấy cái áo cũng nói, nhà tôi không dọn đống đồ cũ cũng nói. 

Mẹ khuyên tôi bỏ vợ, tôi có nên nghe mẹ, dứt khoát để làm lại cuộc đời cho sớm không đây, tôi băn khoăn quá? (Cư)

Trả lời:

Cuộc sống của người ta là cả quá trình tích lũy cũng như tích tụ. Tích lũy được tính cho việc tiết kiệm tiền của, giảm chi tiêu, mua đất đai, đồ dùng, đồ chơi, đồ cổ... 

Trong tích lũy thì việc chơi đồ cổ là sự tích lũy công phu cũng như đòi hỏi sự hiểu biết lịch sử. Tích lũy đồ cổ có thể có mục đích kinh tế, sở thích nghiên cứu… tùy thuộc mục đích của người chơi. Tích tụ được xem trong việc lưu giữ giá trị tinh thần từ lượng thành chất. 

Mỗi ngày người vợ nói với chồng lời hay… nhiều ngày cộng lại sẽ thành giá trị hay, nhưng nếu cứ tích tụ tính xấu của vợ mà cộng lại sẽ ra bà vợ xấu không thể tả được. 

Vì vậy người ta khuyên “cái tốt của vợ thì phải ghi nhớ, còn “cái xấu của vợ thì phải quên ngay”. Nguyên tắc này là nguyên tắc giữ hạnh phúc và luôn đúng với gần như tất cả đàn ông.

Trường hợp của bạn có lẽ rơi vào hai thứ tích lũy và tích tụ trên, nhưng tích lũy của bạn “sưu tầm đồ cũ, do được cho hoặc đi mua, từ điều hòa máy tính, loa đài, nồi cơm điện, điện thoại bàn, điện thoại di động, cửa kính, kể cả túi xách ví nữ và áo cũ” là việc làm của “nhà sưu tập đồ cũ” chưa phải “người chơi đồ cổ”. 

Với những sưu tập như vậy mà nó không sinh ra tiền để lo cuộc sống gia đình và chỉ thỏa mãn sở thích, nhất là nhà cửa lại chật chội thì quả thực khó có người vợ nào không nói.

Còn vợ bạn cứ thế tích tụ, từ chỗ chồng không góp tiền nuôi con đến chỗ “nộp 500.000 đồng”. Sau đợt đi công tác nước ngoài về, bạn quên mất, thế là từ đó lại không đưa tiền cho vợ, tất cả cho đến nay thành một sự ức chế kinh khủng, vì thế bất cứ cái gì khác thường đều làm cho nó “xì ra”. 

“Con trai chơi game online cũng nói, bạn mua cho con gái mấy cái áo cũng nói, ở nhà bạn không dọn đống đồ cũ cũng nói”… là kết quả của một quá trình tích lũy ức chế quá mức. 

Cùng lúc mẹ chồng “khuyên tôi bỏ vợ” cũng là sự tích tụ qua quan sát thấy vợ bạn “hay nói thế thì làm sao chịu nổi”, nhưng bà có hiểu nguyên nhân dẫn đến việc nàng dâu “hay nói” là vì đâu không? Đây là vấn đề thuộc bản lĩnh đàn ông trước sự thật.

Bạn cần xem lại lo lắng của vợ và hai người con đi học hiện nay tốn kém lắm, nếu bạn không lo thực tế này được thì phải thương vợ hơn và phân tích để mẹ bạn thương nàng dâu cho đúng với hoàn cảnh của cô ấy. 

Khi bạn lo kinh tế giúp vợ, bạn sẽ từ từ giúp người vợ khỏi ức chế và lúc đó “tự nhiên cái máy hết pin”, bằng không, khi còn ức chế thì nguồn năng lượng nói còn nhiều lắm.

Chúc bạn thành công.

Theo Hội Khoa học Tâm lý & Giáo dục TP HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.