Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

“Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?” luôn luôn là câu hỏi băn khoăn, lo lắng của những mẹ mới sinh con.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Mặc dù được bác sĩ nhiều lần khẳng định, trẻ sơ sinh không cần uống thêm nước, chỉ cần uống sữa là đủ, nhưng bất kì người mẹ nào cũng băn khoăn, có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Sở dĩ các mẹ lo lắng như thế là do hiểu được tầm quan trọng của nước đối với cơ thể, và cũng do cách chăm con từ ông bà truyền lại, luôn có thói quen cho trẻ uống nước để tráng miệng sau khi bú sữa, hoặc đề phòng táo bón,…

Nuôi dạy con theo kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại nên phần lớn các mẹ đều nghĩ nước là một phần thiết yếu trong thực đơn dinh dưỡng cho bé sơ sinh.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 6 tháng uống nước. Giai đoạn này thận của bé vẫn còn yếu nên không có khả năng đào thải kịp thời.

Phần nước dư thừa sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể và trong máu làm cho lượng natri hạ thấp ảnh hưởng đến não bộ. Chính vì vậy, khi cho trẻ sơ sinh uống nước cần phải đặc biệt lưu ý, mẹ nhé!

Co nen cho tre so sinh uong nuoc? cau tra loi khien nhieu me phai giat minh... - Anh 1

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước? (Ảnh internet)

1/ Trẻ bị còi cọc, suy dinh dưỡng khi uống quá nhiều nước

Có nên cho trẻ so sinh uống nước? Câu trả lời là tuyệt đối không bởi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, khiến cho bé trở nên còi cọc, bú kém, chậm lớn.

Do kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ nên cho trẻ uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày khiến bé no bụng và không chịu bú sữa.

Đối với những bé bú sữa công thức, nhiều mẹ pha loãng sữa để tránh cho bé bị táo bón hoặc tiết kiệm sữa cũng là nguyên nhân khiến bé chậm lớn. Một phần bé sẽ nhận được ít chất dinh dưỡng hơn so với nhu cầu cơ thể cần, một phần uống sữa pha loãng khiến cho lượng nước bé hấp thu nhiều hơn.

2/ Uống nhiều nước gây ngộ độc cho trẻ

Trẻ uống nhiều nước làm lượng natri trong cơ thể bị loãng, số natri này sẽ theo nước thoát ra bên ngoài vì thận của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Theo đó, trẻ sẽ bị thiếu hụt natri dẫn đến ngộ độc nước với các biểu hiện đầu tiên như: Bé thấy khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác.

3/ Trẻ dễ mắc bệnh khi nguồn nước không đảm bảo

Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khi sử dụng nguồn nước không an toàn, sạch sẽ.

Nguy cơ trẻ bị tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bé mẹ không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước lọc cũng như các loại nước khác.

3 tác hại nguy hiểm của việc cho trẻ sơ sinh uống nhiều nước quá sớm đã trả lời mọi thắc mắc xung quanh vấn đề có nên cho trẻ sơ sinh uống nước của các mẹ. Vậy khi nào nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Uống nhiều nước không tốt cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên với một số trường hợp sau, mẹ có thể cho bé uống một ít nước:

– Khi bé bị sốt, cơ thể mất nước nhanh chóng vì vậy mẹ cần bổ sung nước cho bé đồng thời cho bé bú nhiều hơn.

– Vào mùa hè khi thời tiết nóng nực nhiệt độ cao hơn 37 độ C, bé vui chơi ra nhiều mồ hôi làm cho lượng nước trong cơ thể bị hao hụt nhanh chóng. Lúc này, việc bổ sung nước cho bé là điều cần thiết.

– Bé bị tiêu chảy là một trong những nguyên nhân khiến cho cơ thể mất nước trầm trọng. Nhằm tránh những biến chứng có thể xảy ra do mất nước mẹ cần cho bé bú nhiều hơn và bổ sung nước cho bé.

– Trong sữa mẹ có 88% thành phần là nước nhưng sữa công thức lại có phần đặc hơn. Vậy nên trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu không cần bổ sung thêm nước.

Tuy nhiên với trẻ bú sữa ngoài, nhằm tránh cho bé bị khó tiêu và táo bón thì cần cho bé uống thêm nước. Theo chuyên gia nhi, lượng nước cho bé uống không quá 30ml/ngày.

Theo PNNews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ