Cơ hội việc làm của lập trình viên trong kỷ nguyên 4.0 ở đâu?

GD&TĐ - Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT. Cách mạng 4.0 đang đến gần với sự lên ngôi của công nghệ đã thực sự tạo nên cơn “khát” nhân lực CNTT trong thị trường lao động CNTT là top ngành có mức lương cao thứ 3 tại Việt Nam

Lập trình viên sẽ là ngành học có rất nhiều cơ hội và triển vọng trong kỷ nguyên 4.0 (Ảnh Trường Cao đẳng Việt Mỹ)
Lập trình viên sẽ là ngành học có rất nhiều cơ hội và triển vọng trong kỷ nguyên 4.0 (Ảnh Trường Cao đẳng Việt Mỹ)

CNTT là top ngành có mức lương cao thứ 3 tại Việt Nam

Sinh viên ngành CNTT luôn được các nhà tuyển dụng săn đón ngay từ khi còn là sinh viên cùng với đó là mức lương khởi điểm luôn cao hơn so với mặt bằng chung. Đặc biệt, công nghệ thông tin trong kỷ nguyên 4.0 càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, được ví von như ‘cá gặp nước’ giữa bối cảnh của automation, của (AI) trí tuệ nhân tạo, của deep learning, machine learning,…đang tấn công vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.

Theo đó, sinh viên ngành công nghệ thông tin mới ra trường có thu nhập trung bình từ 8- 12 triệu đồng/01 tháng, đối với người có 02 năm kinh nghiệm trở lên sẽ dao động từ 17 -18,5 triệu đồng. Đây là nhóm nhân sự luôn nằm trong Top tìm kiếm từ phía doanh nghiệp, chiếm tới 75% nhu cầu của thị trường. Ở vị trí giám đốc với trên 10 năm kinh nghiệm, những nhân sự của ngành này luôn được công ty ‘săn đón’ và sẵn sàng trả mức lương 52,2 – 64,5 triệu đồng/tháng. Song trên thực tế, đây cũng là vị trí khó tuyển dụng hàng đầu trong thị trường tuyển dụng hiện nay.

Số liệu của Topdev cũng trùng hợp với báo cáo lương của Adecco công bố hồi tháng 3. Công ty này cho biết vị trí Support, Helpdesk có mức lương ‘bét bảng’ trong ngành IT nhưng cũng dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. Với vị trí đứng đầu là CIO có mức lương từ 100-150 triệu đồng và đòi hỏi tối thiểu 15 năm kinh nghiệm. Vị trí giám đốc IT cũng nhận con số khủng từ 60-100 triệu đồng mỗi tháng.

Nhu cầu tuyển dụng trong tương lai của ngành IT vẫn là rất lớn (Ảnh Trường Cao đẳng Việt Mỹ)
 Nhu cầu tuyển dụng trong tương lai của ngành IT vẫn là rất lớn (Ảnh Trường Cao đẳng Việt Mỹ)

Nhân lực IT và cơ hội ‘xuất khẩu’ quốc tế nếu như có thêm ngoại ngữ

Nghề IT ‘hot’ là thế, mức lương cao là vậy, chế độ lương thưởng cũng hấp dẫn cùng nhiều điều kiện tiềm năng phát triển trong con đường sự nghiệp lâu dài. Song, không phải sinh viên công nghệ thông tin nào cũng phù hợp và kiên trì nhất quán theo đuổi công việc này.

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ hóa, đòi hỏi tư duy của những lập trình viên phải luôn chuyển động, học hỏi, tìm tòi và không ngừng trau dồi kỹ năng mềm để thích ứng trước sự thay đổi của thị trường. Trong đó, kỹ năng ngoại ngữ luôn được các nhà tuyển dụng, công ty quan tâm khi “săn đầu người”.

Theo bà Nguyễn Phương Mai (Giám đốc điều hành Navigos Search) chia sẻ: ‘Phản hồi của hầu hết doanh nghiệp là kỹ sư CNTT của VN rất siêng năng, thông minh và ham học hỏi. Độ tuổi của kỹ sư này rất trẻ, sáng tạo nên có đóng góp nhiều cho doanh nghiệp” Tuy nhiên, hầu hết phàn nàn từ phía doanh nghiệp đối với nhân lực trẻ trong lĩnh vực IT lại tập trung về ngoại ngữ tiếng Anh còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp, khả năng hội nhập với môi trường làm việc chuyên nghiệp’.

Trong khi đó, ghi nhận của VietnamWorks và TopITworks cho thấy, ứng viên có kỹ năng tiếng Nhật cấp cao (bằng N1) sẽ có lương cao hơn khoảng 40% so với ứng viên có trình độ tiếng Nhật N5. Tuy nhiên, trong số người tham gia khảo sát chỉ có 1% là có trình độ N1.

Ứng viên có tiếng Anh “pro” cũng được trả mức lương cao hơn khoảng 48% so với ứng viên trình độ tiếng Anh cơ bản. Tuy vậy, thực tế chỉ có 22% người tham gia khảo sát cho biết họ có trình độ tiếng Anh cao cấp và 1% trình độ N1 tiếng Nhật.

Khi tuyển dụng, đa phần doanh nghiệp đều không quá quan tâm đến việc bạn tốt nghiệp trường nào mà đánh giá dựa vào cách xử lý trong thực tế, năng lực tư duy và khả năng tự học trong thực tế. Trong đó, khả năng linh hoạt, tự trang bị kiến thức mới luôn được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu”- Bà Mai cho biết thêm.

Mức lương và thu nhập của một lập trình viên cũng rất cao sau khi ra trường
 Mức lương và thu nhập của một lập trình viên cũng rất cao sau khi ra trường

Như vậy, trước thực trạng các nhóm ngành nghề đang có dấu hiệu ‘bão hòa’ và dư thừa lao động như: Kinh tế, tài chính, ngân hàng… hàng ngàn cử nhân tốt nghiệp mỗi năm vẫn đã và đang chật vật tìm việc thì vấn đề ‘Học gì để ra trường có việc làm ngay của phụ huynh và học sinh đang quan tâm đã dần như có thêm cơ hội lựa chọn.

Thực tế, không nhiều trường có đào tào kiến thức chuyên sâu về phát triển ứng dụng (lập trình và phát triển dự án phần mềm) thông qua ngành Công nghệ thông tin – ứng dụng phần mềm và Thiết kế website – Digital Marketing. Được biết, ngoài ĐH FPT, ĐH CNTT, ĐH Bách Khoa TPHCM thuộc ĐHQG TPHCM thì khối Trường Cao đẳng mới chỉ có Trường Việt Mỹ có tuyển sinh và đào tạo.  

Đại diện Trường Cao đẳng Việt Mỹ cho biết: Chương trình đào tạo được triển khai với phương pháp học hiện đại Blended Learning sẽ giúp sinh viên được học tập chủ động, sáng tạo hơn. Đồng thời, chương trình cũng đặt ra yêu cầu thông thạo ngoại ngữ trong quá trình giảng dạy để các bạn tự tin khi trình bày ý tưởng, đọc hiểu tài liệu ngành và có kinh nghiệm thực tiễn trong việc tham gia các dự án phần mềm. Tổng thời gian học của mỗi ngành gồm: 7 học kỳ, mỗi học kỳ diễn ra trong 4 tháng. Trong đó học kỳ cuối sẽ dành trọn thời gian để sinh viên thực tập, chủ động tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.