Cô giáo hướng dẫn học sinh làm… Facebook

GD&TĐ - Để lôi cuốn HS trong giờ Lịch sử, cô Nguyễn Thị Phượng - giáo viên Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Hà Đông, Hà Nội) đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu, thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, những câu nói nổi tiếng để lập những trang cá nhân cho các nhân vật lịch sử nổi tiếng. 

Cô Nguyễn Thị Phượng (đứng giữa) cùng các học trò
Cô Nguyễn Thị Phượng (đứng giữa) cùng các học trò

Ví dụ như Facebook của Trần Hưng Đạo, Instagram của Lê Lợi... Các em HS đã hào hứng tham gia và lồng vào nội dung lịch sử khô khan những câu nói hồn nhiên đúng lứa tuổi.

Có 10 năm gắn bó với bộ môn Lịch sử, cô Nguyễn Thị Phượng - giáo viên Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ về những khó khăn trong quá trình dạy học: Lịch sử được nhiều HS mặc định là khô khan, khó và dài, nhiều em không thích học. Do đó, nhiều năm qua, cô luôn trăn trở làm thế nào để truyền cảm hứng cho HS yêu thích và học tốt môn học của mình.

Để chuẩn bị cho các bài giảng của mình, cô Phượng thường quan tâm cập nhật kiến thức và sưu tầm sách, báo cũng như các đoạn phim để có tư liệu từ thực tế. Đồng thời, cô áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của HS. Các đoạn video, hình ảnh được lồng ghép vào bài học. Các trò chơi dựa trên nội dung bài học khiến lớp học luôn vui vẻ và HS hứng thú.

Để lôi cuốn HS trong giờ học môn lịch sử, cô Phượng đã hướng dẫn các em HS thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu để lập những trang cá nhân cho các nhân vật lịch sử nổi tiếng. Cô đã hướng dẫn HS lập Facebook của Trần Hưng Đạo, Instagram của Lê Lợi... để trình bày các kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa. Các em HS đã hào hứng tham gia, “teen hóa” các nội dung lịch sử khô khan. Nhờ đó, hiệu quả của giờ học được nâng lên đáng kể.

Ngoài ra, cô Phượng còn tìm cách nâng cao kiến thức của mình bằng cách tham gia vào một số lớp học như: Phương pháp dạy học tích cực, Sứ mệnh người thầy... và đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ đó, nhiều HS có những thay đổi tích cực. Các em hăng hái, phát biểu xây dựng bài, năng động trong các hoạt động học tập, yêu thích môn Lịch sử một cách tự nhiên.

Không chỉ chú trọng trong công tác giảng dạy, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, cô Phượng còn luôn quan tâm tới HS, từ đó hỗ trợ em cả trong học tập và cuộc sống. Cô Phượng cho rằng, con đường giáo dục HS nhanh nhất và hiệu quả nhất, đó là sự chia sẻ và tình yêu thương đối với HS.

Bởi vậy, cô giáo vừa đóng vai trò như là người mẹ, vừa là người bạn để HS có thể thoải mái gửi gắm tâm tư, tình cảm cũng như những khó khăn trong cuộc sống. Cô luôn quan tâm đến HS từ những điều nhỏ nhất, qua đó hiểu được tính cách, hoàn cảnh để kịp thời kết hợp với phụ huynh giáo dục các em. Cô còn luôn hỗ trợ và giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, tạo cho các em có sự tự tin để phấn đấu trong học tập.

Trong các giờ sinh hoạt lớp, cô thường xen kẽ các chủ đề để dạy kĩ năng sống cho HS, nhiều chủ đề được các em áp dụng thành công trong cuộc sống như: Văn hóa giao thông, Tôn trọng sự khác biệt, Sống trên đời cần có một tấm lòng, Thầy cô của chúng em, Tình bạn, Sử dụng mạng xã hội, Điều con muốn nói...

Với những cố gắng và nỗ lực trong quá trình công tác, cô Nguyễn Thị Phượng đã đạt được nhiều danh hiệu, phần thưởng như: 8 năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Giấy khen giáo viên giỏi cấp thành phố môn Lịch sử; đạt thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Cô Phượng vừa được đề nghị xét chọn Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 3, năm học 2018 - 2019.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh đội nắng ra về sau buổi thi đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia TP HCM ngày 7/4. Ảnh minh họa: VNUHCM

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

GD&TĐ - Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.