Cô giáo đam mê đưa sáng kiến vào dạy học

Cô giáo đam mê đưa sáng kiến vào dạy học

Chủ động với chuyên môn

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Trường Tiểu học Phú Đông, xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là nữ giáo viên điển hình của đam mê nghề nghiệp, có nhiều sáng kiến đổi mới trong dạy học. Với những đóng góp của cô đã góp phần thúc đẩy giáo dục nơi cô công tác phát triển, gặt hái nhiều thành tích giáo dục.

Đầu mỗi năm học, cô Hằng đã chủ động lên kế hoạch phân loại và có biện pháp hỗ trợ học sinh (HS) chưa hoàn thành ở các môn học, đồng thời bồi dưỡng các em năng khiếu lồng ghép qua từng tiết dạy. Với cách làm việc chủ động, khoa học của mình, cô Hằng không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt kết quả cao trong giảng dạy, mà còn thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy chế chuyên môn.

Cô Hằng cho rằng, mỗi GV chỉ cần thực hiện tốt sự chỉ đạo của ngành, chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học… là đã có thể hướng dẫn HS tự khám phá và lĩnh hội tri thức mới một cách sáng tạo. Mặt khác, việc tổ chức tốt các hình thức học tập, rèn luyện HS phát triển trí tuệ, thể lực, nhân cách cũng sẽ đáp ứng được mục tiêu môn học.

Bản thân cô Hằng luôn xây dựng kế hoạch dạy học, soạn bài theo hướng đổi mới, phát huy được tính năng động, sáng tạo của HS. Xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho HS hướng dẫn HS tự giác học tập. Cùng đó, cô chọn lọc các phương pháp dạy học phù hợp kết hợp tổ chức hoạt động vui chơi học tập bằng đồ dùng của thiết bị nhà trường hoặc đồ dùng tự làm có hiệu quả, làm cho giờ học thêm sinh động giúp các em tiếp thu nhanh, nhớ bài lâu.

Trong cương vị tổ trưởng tổ chuyên môn, cô Hằng luôn hoàn thành và cập nhật đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách quản lý GV trong tổ. Nhiều năm liền tổ chuyên môn của cô đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên theo đúng kế hoạch của nhà trường có kiểm tra, đánh giá đúng yêu cầu. Công tác dự giờ thăm lớp, kiểm tra nội bộ, sinh hoạt chuyên đề chuyên môn... được thực hiện đầy đủ, đúng yêu cầu.

Nhiều đổi mới sáng tạo

Đề tài “Bảng sơ đồ tư duy” và “Gà đẻ trứng vàng” của cô Hằng đã phát huy tính sáng tạo trong việc tư duy trí tưởng tượng cho HS. Bên cạnh đó, khi sử dụng GV sẽ thấy rất tiện lợi trong dạy học với một số môn của chương trình lớp 4. Các em thấy hứng thú trong học tập, được ghi ý kiến của nhóm sau khi thảo luận, thực hiện các bài tập trên đồ dùng và có thể dạy ở tất cả các khối lớp…

Có thể thấy, cô Hằng luôn tích cực trong phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. Các đề tài của cô nhiều năm liền đoạt giải. Đề tài “Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp 4”, được đánh giá giúp HS tiếp thu bài nhanh. Đề tài cũng phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng tự học hiện nay. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả… Đề tài “Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học khi dạy Lịch sử - Địa lý lớp 4” cũng được đánh giá cao khi giúp HS hứng thú, tích cực xây dựng bài qua các hình thức dạy học đổi mới của GV.

Từ năm học 2008 - 2009 đến nay, cô Nguyễn Thị Ngọc Hằng luôn đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, nhiều lần được Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt năm học 2012 - 2013 cô được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; năm học 2013 - 2014 được tặng Bằng khen của Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...