Cơ cực đời phu nữ oằn lưng vác... cá mập trên vai

Cuộc đời lênh đênh sóng nước, suốt ngày họ phải đối diện với những con cá mập to bằng mấy người ôm, chỉ chút sơ sẩy cũng sẽ mất mạng.

Cơ cực đời phu nữ oằn lưng vác... cá mập trên vai

Loanh quanh cuộc đời với hung thần biển cả

Phu chẻ đá, phu đốn củi nhiều nơi có. Nhưng riêng nghề phu nữ vác cá thì hiếm nơi nào có một đội quân hùng hậu như ở Hòn Rớ (Nha Trang, Khánh Hòa).

Cuộc sống mưu sinh, hàng trăm số phận chìm nổi, lênh đênh sóng biển, không có công ăn việc làm ổn định. Thế nên họ chọn cho mình một công việc bất chấp mọi sự nguy hiểm. Hằng ngày ôm bế những con cá khổng lồ lúc tàu cá về, có khi con cá còn to hơn người ôm cá. Có nhiều gia đình dù ở cái tuổi tứ tuần mà vẫn chưa có một mái ấm yên bề gia thất.

Cách đây 2 năm, nghề đặc biệt này chưa hình thành ở Hòn Rớ. Thế rồi khi những chuyến đánh bắt gần bờ hải sản ít dần thì phụ nữ trong các xóm chài quần tục dọc cảng Hòn Rớ để chầu chực những chuyến tàu xa khơi về. Khi thuyền cập bến họ sẽ nhận công việc nặng nhọc là khuân vác những chú cá mập, cá ngừ, cá nhám… khổng lồ vào bến cảng.

Chị Lê Hạnh thở hắt ra vẻ mệt mỏi cho biết, quần quật vác cả ngày nên chẳng còn biết ý nghĩa cuộc sống ở đâu. Cả năm có khi chỉ xem ti vi vài lần. Trước chị đi bán vé số, nhưng thu nhập thất thường nên gia nhập đội quân nữ bốc vác cá thuê, quanh năm ngửi mùi tanh tưởi của cá.

Co cuc doi phu nu oan lung vac... ca map tren vai - Anh 1

Cực nhọc và hiểm nguy luôn cận kề các phu nữ bốc vác cá ở Hòn Rớ

Chị Nguyễn Thị Mận cũng chẳng khá hơn, nhà làm nghề chài lưới nhưng quanh năm lỗ, chồng chị ra khơi lại bị tai nạn nằm liệt một chỗ. Không di chuyển được nữa nên chị chỉ còn cách đi vá lưới thuê và bốc vác cá mà thôi. Những ngày đầu khi tham gia đội quân bốc vác cá này tối về ngủ hai đứa con nhỏ của chị cứ kêu mẹ tanh quá, toàn mùi cá.

Nghề cực nhọc và bèo bọt nhưng không phải lúc nào cũng có việc để làm. Công việc của các phu nữ bốc vác cá phụ thuộc cả vào những con tàu vươn khơi xa. Những chuyến tàu thất thu, có khi đội phu nữ vác cá còn buồn hơn các chủ tàu cả. Thế nên nhiều lúc tàu cá đi biển thất thu hay thua lỗ, thay vì trả công bằng tiền, họ lại trả bằng cá. Nỗi lo của những người “vác cá” chính là vào mùa mưa bão, những lúc biển động không có cá để các chị hành nghề.

Phía đời không ưu tư – lênh đênh những số phận

Một điều ấn tượng với đội phu nữ vác cá này là họ không giành giật khốc liệt lẫn nhau. Chị Hà bộc bạch: “Cực lắm rồi nên nhường nhịn mà làm việc chứ cũng không có ganh đua hay xí phần gì cả. Cực chẳng đã mới phải lao vào cái nghề này mà thôi chứ nào có ai muốn!”.

Mới đợt cuối năm 2014, chị Hà còn gặp phải một tai nạn gẫy tay và gãy xương quai hàm. Chị kể : “Mùa giáp Tết có vài chuyến tàu về đánh bắt thắng lợi, lượng cá lớn nhiều nên cần bốc vác gấp lên những chiếc conterno đưa lên thành phố nên 3h sáng chúng tôi đã phải làm việc rồi. Toàn những con cá vài tạ, da chúng trơn lèo, sàn cảng cá cũng trơn nếu sơ ý là ngã dập mặt xuống ngay”. Lần ấy chị bị ngã, con cá mập gần một tạ đè lên người. Việc bị tai nạn do ngã trong quá trình bốc vác cá khủng ở đây thì gặp như cơm bữa rồi. Có người một năm bị gẫy tay mấy lần.

Co cuc doi phu nu oan lung vac... ca map tren vai - Anh 2

Vì tai nạn vác cá, nên những tài sản quý giá trong gia đình đều ra đi từ đó. Không có nhà cửa gia đình chị chuyển ra dựng một cái lều tạm ngay mép biển ở cảng Hòn Rớ để mưu sinh qua ngày. Hai đứa con của chị đang là học sinh tiểu học, tương lai dựa vào những ngày vác cá nhọc nhằn của mẹ.

Chiều cửa biển, có chị mang sẵn ấm trà nóng nhâm nhi trên cát biển, vừa đợi vừa “tám” chuyện chồng con, nhà cửa. Thấy bóng tàu vào bờ, không ai bảo ai, hàng chục phụ nữ chia ra từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 4 người, lội ra biển ngâm mình dưới nước để khuân cá vào bờ. Phía ấy, đoạn đường từ tàu cá đến kho luân chuyển biển cách hơn 300m đã in sâu trên cát dấu chân của những người phụ nữ hành nghề vác cá mưu sinh.

Thông tư số 26/2013 của Bộ LĐ - TB - XH mới đây quy định danh mục 77 công việc phụ nữ không được làm. Trong đó có việc cấm phái yếu vác nặng trên 50kg, nhưng vì miếng cơm hằng ngày, các chị vẫn làm cửu vạn mưu sinh. Khi được hỏi về quy định mới ban hành cấm phụ nữ bốc vác, nhiều người phụ nữ đã nói: “Tôi đâu có thời gian đọc tin tức nên không rõ lắm, nhưng dù sao thì cũng phải làm việc để nuôi gia đình, không làm cửu vạn thì biết làm nghề gì”.

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.