CIA và MI5 cấm dùng máy tính Lenovo

Theo Techworld, lệnh cấm bán với máy tính PC Lenovo được đưa ra từ thời điểm Lenovo tiếp quản bộ phận PC của IBM do bị cáo buộc có chứa những lỗ hổng an ninh "cửa hậu" (backdoors).

CIA và MI5 cấm dùng máy tính Lenovo
Nguồn ảnh: Internet

Nguồn ảnh: Internet

Các cơ quan gián điệp bao gồm cả CIA và MI5 đã từ chối sử dụng máy tính PC từ nhà cung cấp được thành lập tại Trung Quốc là Lenovo trong phần lớn thập kỷ vừa qua, do nghi ngờ rằng thiết bị của Lenovo có chứa những lỗ hổng an ninh (back doors) được chèn vào để hỗ trợ hoạt động gián điệp. Sự e ngại này chắc chắn càng lớn hơn khi Lenovo mua lại bộ phận máy chủ của IBM để mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong hệ thống công nghệ thông tin của khách hàng.

Các báo cáo của tờ Financial Review của Úc cho biết họ đã tiếp cận những nguồn thông tin đề nghị không tiết lộ danh tính về việc phát hiện ra "các lỗ hổng an ninh dạng back-door trên phần cứng và firmware" trong chipset và firmware của Lenovo, từ thời điểm Lenovo mua lại bộ phận PC của IBM vào năm 2005.

Tờ tạp chí cũng cho biết rằng cơ quan GCHQ của Anh đã nghiên cứu các sản phẩm của Lenovo và phát hiện ra những "thay đổi nguy hại" có thể cho phép truy cập ẩn danh từ xa vào mạng có sử dụng những sản phẩm này.

Các nước đã áp dụng chính sách chống Lenovo là Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand khi một số hệ thống của họ được kết nối với nhau. Trên cơ sở đó, một lệnh cấm của một quốc gia có thể nhanh chóng được mở rộng cho tất cả mọi thành viên trong liên minh này.

Mặc dù cáo buộc chỉ có như vậy, trên thực tế một số quan điểm cho rằng các cơ quan gián điệp phương Tây không muốn sử dụng các nhà cung cấp như Lenovo không phải là không có thực tế. Năm 2006, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố việc họ sẽ không sử dụng lô hàng 16.000 máy tính PC mà họ đã mua từ Lenovo cho những công việc bí mật.

Hiện nay, Lenovo là một doanh nghiệp toàn cầu, có trụ sở tại Morrisville, North Carolina và Bắc Kinh. Một cổ đông lớn của công ty là Legend Holdings, thuộc sở hữu một phần của Học viện Khoa học thuộc Chính phủ Trung Quốc. Chuỗi cung ứng của Lenovo hoạt động trên toàn cầu, bao gồm cả Trung Quốc.

Có khả năng rất cao là Lenovo không phải là một nhà cung cấp được lựa chọn cho các cơ quan gián điệp đã được đề cập - chỉ có HP và Dell được hưởng đặc quyền mà tờ tạp chí đã nêu ra - nhưng có thể những lỗ hổng an ninh "back-door" là lý do để CIA và MI5 không lựa chọn Lenovo?

Điều quan trọng là những tin tức về sự loại trừ do cáo buộc an ninh của Lenovo được đưa ra vào thời điểm khi một công ty Trung Quốc khác là Huawei, cũng đang nằm trong tâm điểm nghi ngờ, mặc dù công ty này đã xây dựng phần lớn mạng thế kỷ 21 của BT ở nước Anh. Trong tháng 6, Ủy ban Tình báo và An ninh của Nghị viện Anh đã bày tỏ quan ngại to lớn về việc cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc quốc gia của đất nước phụ thuộc vào thiết bị của Huawei do quyết định của BT khi đồng ý sử dụng nhà cung cấp này từ năm 2007.

Chỉ mới hai tuần trước, Chính phủ Anh đã buộc phải nói rằng họ đang xem xét lại việc thành lập Trung tâm Đánh giá An ninh mạng của mình để giám sát các hệ thống của Huawei trong bối cảnh có những quan ngại về công ty này.

Tuy nhiên, mới đây Bộ Quốc phòng Úc đã đưa ra một tuyên bố ngắn gọn phủ nhận những khẳng định liên quan đến Lenovo. "Báo cáo này thực tế là không chính xác. Không có lệnh cấm nào của Bộ Quốc phòng đối với công ty Lenovo hoặc các sản phẩm máy tính của họ; cho cả hệ thống bí mật hoặc hệ thống không bí mật", đó là nội dung của tuyên bố này.

Theo ictnews.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ