Người cao tuổi Nhật Bản “ham” vào tù thay vì viện dưỡng lão

Với nhiều người lớn tuổi tại Nhật Bản, nhà tù được xem là "viện dưỡng lão" với 1/5 người bị kết án có độ tuổi trên 60.

Người cao tuổi Nhật Bản “ham” vào tù thay vì viện dưỡng lão

Dân số già với tốc độ ngày càng nhanh đã trở thành một gánh nặng không hề nhỏ đến kinh tế, an sinh xã hội và quốc phòng của Nhật Bản.

Thậm chí vào 6/2014, một quan chức địa phương tại tỉnh Aichi đã đưa ra ý kiến táo bạo nhằm cải thiện tỉ lệ sinh bằng cách: phân phối bao cao su bị làm thủng một cách bí mật cho các cặp vợ chồng.

Vào năm 2013, chỉ hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra và con số này thấp hơn nhiều so với số lượng cần thiết để duy trì dân số. Khi tỉ lệ người già ngày càng tăng, kinh tế phát triển chững lại và nguồn ngân sách an sinh xã hội chịu nhiều áp lực hơn, cũng là lúc Nhật Bản phải đau đầu với vấn nạn: nhiều người già chấp nhận vi phạm pháp luật để "được" vào tù.

Không ít người già chấp nhận vào tù thay vì đối mặt với cuộc sống cô đơn, khó khăn bên ngoài.

Không ít người già chấp nhận vào tù thay vì đối mặt với cuộc sống cô đơn, khó khăn bên ngoài.

Từ lâu, Nhật Bản được xem là đất nước của những nguyên tắc đạo đức khắt khe trong mọi mặt đời sống, thì đâu thật sự là nguyên nhân khiến cụ ông, cụ bà Nhật Bản chấp nhận đi vào con đường phạm pháp?

Theo một cuộc nghiên cứu, chi phí sinh hoạt của một người về hưu vẫn cao hơn 25% mức trợ cấp cơ bản là 780.000 yen/năm (khoảng 6.900 USD) dù đã chi tiêu tiết kiệm hết mức có thể.

Với truyền thống "tôn sùng" công việc và uy tín cá nhân khiến nhiều người bất chấp chọn sự nghiệp bản thân thay vì chăm sóc bố mẹ già, còn người già lại không muốn mình trở thành gánh nặng và cản bước tiến của con cháu.

Ấy là chưa kể rằng, nhiều người chọn cống hiến cả đời cho công việc và chẳng màn đến kết hôn, sinh con, do vậy khoảng thời gian về hưu phải cực nhọc, neo đơn trong những căn phòng thuê. Chính vì thế, không ít cụ ông, cụ bà chọn cuộc sống không cần lo nghĩ phía sau song sắt thay vì cơ cực bên ngoài. 

Một trong những trường hợp điển hình của vấn đề này chính là cụ ông 67 tuổi tại trại giam Nagasaki đã bị kết án 14 lần vì hành vi trộm cắp.

Và lí do khiến ông hết lần này đến lần khác vi phạm luật lệ là để "được" sống trong tù. Thay vì sống bên ngoài không có người thân, con cái, nhà cửa, tiền bạc thì nơi đây thật sự là "thiên đường".

Và tại một trại giam dành cho nữ tại Fukushima, số tù nhân hơn 60 tuổi chiếm 28%. Trong đó, người cao tuổi nhất là một cụ bà 91 tuổi đang rất hài lòng khi mỗi ngày đều được cung cấp 3 bữa ăn và chăm sóc y tế miễn phí. 

Người cao tuổi Nhật Bản ham vào tù thay vì viện dưỡng lão
Người cao tuổi Nhật Bản ham vào tù thay vì viện dưỡng lão
Khi 520.000 người cao tuổi tại Nhật bản đăng kí và phải chờ để chờ vào viện dưỡng lão thì nhà tù trở thành nơi lí tưởng không kém, vì cung cấp bữa ăn và y tế miễn phí.

Khi 520.000 người cao tuổi tại Nhật bản đăng kí và phải chờ để chờ vào viện dưỡng lão thì nhà tù trở thành nơi lí tưởng không kém, vì cung cấp bữa ăn và y tế miễn phí.

Nhật Bản là một trong những đất nước tuân thủ luật pháp tốt nhất thế giới khi tỉ lệ phạm tội là 49/100.000 người, thấp hơn nhiều so với Mỹ (698/100.000 người) và nhiều nước Châu Âu khác.

Thời gian gần đây, đất nước này phải chứng kiến một thực trạng đau lòng: nhà tù biến thành "viện dưỡng lão" khi số lượng tội phạm gấp 4 lần trong 2 thập kỉ qua vào cuối năm 2014.

Dự báo, đến năm 2060, khi tuổi thọ trung bình tại Nhật tăng lên 90,93 tuổi đối với nữ, 84,19 tuổi đối với nam thì số người trên 65 tuổi sẽ chiếm đến 40% dân số. Và cứ theo đà này, hệ thống nhà tù trong tương lai sẽ tràn ngập tù nhân cao tuổi.

Theo TTVH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.