Kỳ lạ loài cây chảy nhựa đỏ như máu

Là loài đặc hữu trên một quần đảo ở biển Ấn Độ Dương, những cây Máu rồng sẽ khiến bạn phải giật mình nếu nhỡ tay làm tổn thương chúng…  

Kỳ lạ loài cây chảy nhựa đỏ như máu

Dracaena Cinnabari, những con rồng Socotra, hay cây Máu rồng, là một loài cây chỉ có trên quần đảo Socotra tại Ấn Độ Dương.

Sống trong điều kiện khô cằn và nhiều sỏi cát, loài cây máu rồng phát triển với một hình thù khá kỳ dị, với tán rất rộng để tạo bóng râm nhằm che chở những cây con khỏi nắng gắt.

Cây Máu rồng: Loài cây chảy nhựa đỏ như máu - Hình 1

Các cây Máu rồng trên quần đảo Socotra tại Ấn Độ Dương (Ảnh: Global Flare).

Điều kỳ lạ nhất ở loài cây này là nhựa của chúng có màu đỏ như máu. Loại nhựa cây màu đỏ này sau khi phơi khô và tán nhỏ sẽ tạo thành một loại bột mịn, được sử dụng trong các bài thuốc địa phương.

Ngoài ra, nó còn được dùng để sản xuất hương, véc-ni, và thuốc nhuộm vải. Thực chất, nhựa cây màu đỏ không chỉ có ở cây Máu rồng, mà còn có ở một vài loài cây khác như cây Giáng Hương, cây Ba Đậu.

Cây Máu rồng: Loài cây chảy nhựa đỏ như máu - Hình 2

Cây Dracaena Cinnabari chảy nhựa đỏ như máu (Trích ảnh: J. Davis Rorer).

Cây Máu rồng nở hoa vào tháng Hai. Hoa thường nở ở cuối cành cây, theo cụm, màu trắng hoặc màu xanh, có hương thơm ngát. Cây Máu rồng ra quả nhỏ, khi chín có màu đen, có từ 1 tới 3 hạt, là thức ăn ưa thích của các loài chim trên đảo.

Cây Máu rồng: Loài cây chảy nhựa đỏ như máu - Hình 3

Một cây Máu rồng đang ra hoa (Ảnh: Global Flare).

Mặc dù điều kiện sống của cây Máu rồng chưa bị con người xâm phạm nhiều, nhưng quần đảo Socotra cũng bắt đầu đón tiếp khách du lịch. Quá trình đốn gỗ xây nhà và chăn thả quá mức đã làm ảnh hưởng tới sinh thái của đảo.

Hiện các cây Máu rồng vẫn còn khá nhiều, nhưng số lượng đang giảm dần theo thời gian do khả năng sinh trưởng kém của chúng. Hơn nữa, điều kiện môi trường ngày càng cằn cỗi cũng tác động đến loài cây này.

Cây Máu rồng: Loài cây chảy nhựa đỏ như máu - Hình 4

Nhựa cây máu rồng được dùng trong các bài thuốc, đánh vec-ni, làm thuốc nhuộm, kem đánh răng, v.v. (Ảnh: Global Flare)

Trước đây, các cây máu rồng được người dân địa phương đốn hạ để làm nhà, thu hoạch nhựa cây, và lấy lá cây bện thành dây thừng. Tuy nhiên truyền thống này đã bị cấm sau khi họ nhận ra rằng loài cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Đối với người bản địa, cây máu rồng còn có rất nhiều tác dụng khác. Rễ cây có thể dùng để chữa thấp khớp. Bột từ nhựa cây được dùng để chữa lành vết thương, vết loét, làm đông máu, chữa tiêu chảy, giảm sốt.

Ở châu Âu, trong thời Trung Cổ, nhựa cây Máu rồng rất quý, nhất là loại nhựa đặc có hình dạng giọt nước. Chúng được sử dụng trong các nghi thức tôn giáo và giả kim thuật.

Cuối thời Trung Cổ và trong thời kỳ Phục Hưng, người ta đã sử dụng các loại cây khác cũng có nhựa màu đỏ để thay thế chúng. Vào thế kỷ 18, nhựa cây Máu rồng bắt đầu được sử dụng để đánh véc-ni cho các cây đàn Violin.

Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm kem đánh răng và nước súc miệng. Hiện nay, nhựa cây Máu rồng được sử dụng trong kỹ thuật khắc kẽm.

Tuy đã biết được màu sắc đỏ như máu của nhựa cây, nhưng khi nhìn thấy nó chảy ra, bạn có thể vẫn cảm thấy có chút ái ngại…

Cây cối khi bị chặt phá, chúng không biết kêu cứu, cũng không biết tự vệ, nhưng nhìn dòng nhựa như máu tươi chảy ra từ cái cây bị chặt. Liệu có khiến cho những người đang chặt phá cây cối vô tội vạ kia dừng tay để suy ngẫm không?

Theo Vietgiaitri

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ