Chuyên gia nói gì về nguyên nhân vụ sốc phản vệ tập thể khiến 7 người tử vong ở BV Hòa Bình

Đây là sự cố hy hữu, lần đầu tiên được ghi nhận trong y văn, sự cố này cũng là bài học đau xót đối với chuyên ngành thận lọc máu.

Chuyên gia nói gì về nguyên nhân vụ sốc phản vệ tập thể khiến 7 người tử vong ở BV Hòa Bình

Liên quan đến sự việc 18 người bị sốc phản vệ, hiện có 7 gười tử vong khi đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thận lọc máu đã lên tiếng.

Trao đổi về vấn đề này, TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai), người cũng đang trực tiếp có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để hội chẩn và cứu chữa bệnh nhân cho biết, đây là sự cố y khoa chưa từng gặp từ trước đến nay.

Chuyen gia noi gi ve nguyen nhan vu soc phan ve tap the khien 7 nguoi tu vong o BV Hoa Binh - Anh 1

Theo TS Dũng, những biến chứng xảy ra trong quá trình chạy thận có đến vài chục nguyên nhân, tất cả đều có những triệu chứng lâm sàng khá giống nhau, nhưng chỉ xảy ra trên từng cá thể riêng biệt, vì thế sự việc xảy ra hàng loạt như tại BV ĐK tỉnh Hòa Bình là vô cùng hiếm gặp.

“Trên y văn thế giới và chuyên ngành thận nhân tạo, có nhiều biến chứng xảy ra, nhưng nó chỉ xảy ra đơn lẻ, ở một số bệnh nhân, chứ không hàng loạt, trầm trọng như lần này”, TS Dũng cho biết.

Chính vì đây là sự cố hi hữu nên, việc đánh gia nguyên nhân theo TS Dũng là không hề đơn giản. “Việc tìm nguyên nhân xảy ra cũng phải làm cấp bách như việc cấp cứu người bệnh. Phải tìm ra được nguyên nhân thì mới rút được kinh nghiệm sâu sắc. Đây là bài học rất đau xót đối với chúng tôi, những bác sĩ làm về chuyên ngành này (chuyên ngành thận nhân tạo)”, TS Dũng nói.

Chuyen gia noi gi ve nguyen nhan vu soc phan ve tap the khien 7 nguoi tu vong o BV Hoa Binh - Anh 2

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi chuyển xuống BV Bạch Mai.

TS Dũng cho rằng, sau sự việc này các bệnh viện có đơn vị thận lọc máu cần phải kiểm soát chặt quy trình. Các bệnh viện tuyến trên cần chuyển giao kỹ thuật, nâng cao trình độ của các bác sĩ để không xảy ra những trường hợp tương tự.

Về công tác chỉ đạo cấp cứu người bệnh, TS Dũng cho biết ngay sau khi nhận được thông tin, trực tiếp TS Dũng đã hội chẩn cho với bệnh viện tỉnh để cứu người bệnh.

“Đến khi nhận được thông tin tình hình có diễn biến xấu, chúng tôi đã cử đoàn công tác lập tức lên đường hỗ trợ bệnh viện. Đồng thời chỉ đạo, phải bằng mọi giá cứu chữa bệnh nhân”, TS Dũng nói.

Trước đó, khoảng 8h15 phút ngày 29 tháng 5 năm 2017 tại đơn nguyên Thận nhân tạo thuộc khoa Hồi sức tích cực có 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo thì xuất hiện đồng loạt có triệu chứng của sốc phản vệ (bệnh nhân có biểu hiện : Khó thở, huyết áp tụt, đau bụng, nôn, ngứa).

Đến hết ngày 29/5, đã có 7 bệnh nhân đã tử vong, 1 người vẫn đang nguy kịch, còn 10 người khác đã ổn định và đã được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai để các bác sĩ tiếp tục theo dõi.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.