Chương trình SEQAP: Tạo đà cho giáo dục vùng khó phát triển

GD&TĐ - Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Lai Châu, kết thúc năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có 39 trường tiểu học thuộc 8 huyện, thành phố, với 70.066 lượt học sinh, được thụ hưởng Chương trình SEQAP và thực hiện chuyển đổi từ phương án T30 sang phương án T35. Có thể nói SEQAP đã tạo đà cho giáo dục vùng khó phát triển.

Chương trình SEQAP:  Tạo đà cho giáo dục vùng khó phát triển

Những con số “biết nói”

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Lai Châu, trong số tổng số học sinh được thụ hưởng từ Chương trình SEQAP, có tới 52.693 lượt học sinh dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 75,1%. Từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2015 - 2016 có 57.100 lượt học sinh được dạy học cả ngày FDS, đạt 81,5%, trong đó 44.558 lượt học sinh dân tộc thiểu số, đạt 84,5%. Riêng năm học 2015 - 2016 có 15.966 học sinh được FDS đạt 100%, trong đó 12.036 học sinh dân tộc thiểu số đạt 100%.

Qua kiểm tra thực tế cho thấy, sự cần thiết tổ chức dạy học FDS để giáo dục học sinh có chiều sâu, mở rộng kiến thức góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh. Theo đó, để đạt được mục tiêu của FDS nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, đó là: Giúp học sinh hình thành phát triển năng lực, phẩm chất, trí tuệ và các kỹ năng cơ bản để các em tiếp tục học lên THCS; Sở GD&ĐT Lai Châu đã quyết liệt chỉ đạo các Phòng GD&ĐT tham mưu lồng ghép đầu tư cơ sở vật chất cho các trường tiểu học thực hiện chuyển đổi dần từ T30 sang T35 bằng cách dạy thêm buổi trên tuần (6 đến 9 buổi/tuần), chỉ đạo học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học.

Kết quả, nếu như năm học 2010 - 2011 có 9 trường tiểu học tham gia Chương trình SEQAP và chỉ có một trường thực hiện FDS với 484 học sinh đạt 11,7%, có 444 học sinh DTTS, đạt 18,2%; đến khi kết thúc năm học 2015 - 2016 có 39/39 trường thực hiện FDS đạt 100%. Trong đó có 141/143 điểm trường thực hiện FDS đạt 98,6%, có 2 điểm trường của Trường Tiểu học Can Hồ học 8 buổi/tuần.

Đặc biệt, Chương trình SEQAP đã hỗ trợ về cơ sở vật chất cho 33 trường với: 59 phòng học, 23 nhà vệ sinh, 8 phòng học đa năng; 26.930 lượt cán bộ quản lý và giáo viên được tập huấn bồi dưỡng để nâng cao năng lực đáp ứng cho FDS; 27.430 lượt học sinh được hỗ trợ ăn trưa bằng nguồn của SEQAP; trong đó 27.230 lượt học sinh dân tộc thiểu số, 19.753 lượt học sinh hộ nghèo. Chính vì thế việc dạy học cả ngày vẫn duy trì và phát triển. Hiện nay trên toàn tỉnh có nhiều trường áp dụng mô hình trường tiểu học FDS này.

Chất lượng chuyển biến rõ rệt

Theo ông Đỗ Văn Hán - Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu: Điều đáng nói là chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước. Những năm học 2010 - 2011 trở về trước khi chưa có Chương trình SEQAP, tỷ lệ học sinh FDS thấp, do thiếu phòng học, học sinh không được học tăng buổi, 2 buổi/ngày do điều kiện kinh tế của nhân dân còn khó khăn nên tổ chức cho học sinh ăn trưa tại trường gặp khó khăn do đó chất lượng thấp.

Từ năm học 2010 - 2011 đến nay tỉnh Lai Châu được tham gia Chương trình SEQAP đã được Chương trình hỗ trợ về cơ sở vật chất cho nhà trường và kinh phí hỗ trợ cho học sinh ăn trưa; cán bộ quản lý và giáo viên được tập huấn bồi dưỡng để nâng cao năng lực đáp ứng cho FDS, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ nên việc FDS vẫn duy trì và phát triển mạnh, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng giáo dục.

Cụ thể: Năm học 2010 - 2011, có 56,4% học sinh đạt khá, giỏi môn Tiếng Việt và 61,3% học sinh đạt khá giỏi môn Toán thì đến năm học sau là 74,3% và 76% tương ứng với hai môn. Hay như năm học 2014 - 2015, có 99,9% học sinh đạt yêu cầu về phẩm chất, 99,8% đạt về năng lực và 99,3% hoàn thành môn Tiếng Việt, 99,4% đối với môn Toán thì đến năm học 2015 - 2016, tỷ lệ này đã tăng lên là 99,9% - 99,7% - 99,4% - 99,2%.

Năm học 2015 - 2016 có 2.879/2.922 học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,5%. Trong đó học sinh học cả ngày 2.879/2.879 đạt 100%, 1.390 nữ chiếm tỷ lệ 47,6%; 2.212 học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 75,7%; 755 học sinh con hộ nghèo chiếm tỷ lệ 25,8%.

Điều đáng ghi nhận là, SEQAP đã tập trung hướng dẫn lập kế hoạch FDS và tổ chức thực hiện FDS trong các trường tiểu học khi chuyển sang FDS. Đến nay, các trường tiểu học tham gia SEQAP đã lập kế hoạch FDS theo tài liệu hướng dẫn.

Theo đó, các trường tiểu học tham gia SEQAP đã chủ động lập kế hoạch FDS theo “Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch dạy - học cả ngày”. Từ năm học 2010 - 2011; trong kế hoạch FDS các trường đã vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và trình độ của học sinh, sử dụng hiệu quả, hợp lý quỹ thời gian tăng thêm. Kết quả, các trường tiểu học trong tỉnh nói chung và các trường tiểu học tham gia SEQAP đã thực hiện tốt các nội dung như: Từ năm học 2010 - 2011 đến từ năm học 2012 - 2013, các trường tiểu học triển khai kế hoạch FDS ở các khối, lớp và các điểm trường có đủ điều kiện về phòng học, ưu tiên cho khối lớp 1 và lớp 5.

Từ năm học 2013 - 2014, khi điều kiện về phòng học ở các trường đã đảm bảo cho việc FDS, các trường tiểu học đã triển khai kế hoạch FDS ở tất cả các khối, lớp và các điểm trường. Căn cứ vào yêu cầu giáo dục và điều kiện thực tiễn của nhà trường, của địa phương đã lựa chọn các ngày FDS trong tuần (các điểm trường thực hiện dạy tăng buổi) phù hợp với từng thời điểm trong năm học.

Nội dung, chương trình, thời khoá biểu được thiết kế, phân phối thể hiện được các hoạt động dạy và học nhằm đạt mục tiêu giáo dục, thực hiện dạy buổi 2 linh hoạt, hiệu quả.

Nhìn chung việc vận dụng Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch FDS và Sổ tay hướng dẫn hoạt động cho các trường FDS đối với các trường thuộc SEQAP và ngoài SEQAP trong tỉnh đã được thực hiện nghiêm túc, đến năm học 2015 - 2016 có 147/147 trường đã biết cách lập và thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày. Đặc biệt là đối với 39 trường tham gia Chương trình SEQAP đã thực hiện đem lại hiệu quả cao.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ