Chương trình khung quốc gia (môn học) cần khái quát nhưng đầy đủ và khả thi

GD&TĐ - Bên cạnh chương trình tổng thể đã ban hành, chương trình môn học được xem là chương trình khung quốc gia trong chương trình giáo dục phổ thông.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

"Trụ cột" của chương trình cần khái quát, rõ ràng, khả thi

Theo thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp - nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Chương trình khung quốc gia được sử dụng làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục xây dựng chương trình nhà trường, theo đó các tác giả xây dựng đề cương môn học và viết sách giáo khoa. Do vậy chương trình khung quốc gia (môn học) cần khái quát nhưng đầy đủ và khả thi.

Cũng giống như trong xây dựng, phần khung của tòa nhà thường có móng, dầm, cột, trụ. Nhưng khi hoàn thiện, sử dụng vật liệu khác nhau sẽ cho hiệu quả thẩm mĩ và giá trị khác nhau. Như vậy "khung" có thể hiểu là những gì cốt lõi, cơ bản, mặc định không thể thiếu. Tùy theo khả năng và điều kiện cụ thể, phần hoàn thiện sẽ thể hiện ý tưởng thiết kế cho phù hợp.

Trong giáo dục cũng vậy, chương trình khung môn học, thể hiện kiến thức cốt lõi, cơ bản của môn học ở mức khái quát nhưng đầy đủ, rõ ràng.

Lấy ví dụ cụ thể đối với môn Mĩ thuật, thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp cho biết, chương trình khung bao gồm: mục tiêu; phẩm chất; năng lực; yêu cầu cần đạt sau (khi kết thúc một giai đoạn học tập); nội dung kiến thức cơ bản về mĩ thuật (đường nét, hình ảnh, màu sắc, đậm nhạt, hình khối, bố cục trong hội họa, kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật ứng dụng, media); chủ đề; phương pháp dạy học; kiểm tra kết quả học tập của HS; thời lượng thực hiện.

Những vấn đề trên có thể hiểu là "trụ cột" của chương trình khung môn Mĩ thuật và cần được đề cập một cách khái quát nhưng rõ ràng, cụ thể, khả thi, đúng trình tự logic: đơn giản học trước, phức tạp học sau. Trên cơ sở này các tác giả tiếp tục thực hiện những bước tiếp theo và cụ thể hóa chương trình thành sách giáo khoa.

Một số góp ý để cụ thể hóa thành SGK môn Mĩ thuật

Nhận định của thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp, trong dự thảo chương trình môn Mĩ thuật, những vấn đề cốt lõi đã được đề cập, tuy nhiên để cụ thể hóa thành sách giáo khoa sẽ khó khăn, bất cập. Lí do, các thành tố trong chương trình còn nhầm lẫn về nội hàm; thiếu logic; chưa chính xác, cụ thể :

Các tác giả viết sách sẽ dựa vào sự phát triển kiến thức theo logic từ dễ đến khó làm cơ sở viết sách. Hiện nay trong dự thảo chương trình các yếu tố tạo hình (nét, hình, khối, màu sắc, chất cảm, không gian), chưa chỉ ra sự phát triển của mạch kiến thức ở mỗi lớp/cấp học.

"Nguyên lí tạo hình" không theo logic nhận thức dễ học trước, khó học sau. Mà thực hiện ngược lại: cân bằng, tương phản (khó hơn) học trước; xen kẽ, nhắc lại (dễ hơn) học sau. Nghĩa là tác giả sẽ phải đề cập đến kiến thức khó trước, kiến thức đơn giản đề cập sau. Như vậy người học sẽ khó tiếp thu, mà người viết cũng cảm thấy "trái chiều".

Theo thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp, dự thảo chương trình môn Mĩ thuật hiện nay, các tác giả phải dựa vào "Nguyên lí tạo hình" ; "Thể loại" và "Qui trình" để viết sách, đảm bảo yêu cầu cần đạt đã nêu, sẽ dẫn đến tình trạng "buộc" phải tham khảo chương trình môn Mĩ thuật cũ, vì trong chương trình mới, các "Nguyên lí tạo hình"; "Thể loại" và "Qui trình" thiếu hụt nhiều thông tin môn học.

"Bên cạnh đó, một số nội dung đặc thù của môn học như vẽ mẫu, trang trí, media bị lu mờ làm cho nội dung học tập nghèo nàn. Nhiều "Yêu cầu cần đạt" chưa thuộc về năng lực và khó cho các tác giả hình dung được bối cảnh/tình huống để chuyển tải thành sách giáo khoa" - thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp góp ý thêm.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.