Chung tay cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng học đường

GD&TĐ - Nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe dinh dưỡng học đường (SK&DD) đối với kết quả học tập của HS, trong những năm qua, ngành Y tế và ngành GD&ĐT đã phối hợp Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Việt Nam triển khai Dự án SK&DD học đường. 

Chung tay cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng học đường

Tại một số tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh... thời gian qua Tổ chức Cứu trợ Trẻ em nhận thấy đã góp phần cải thiện sức khỏe và kết quả đã thực hiện được nhiều chương trình và thu được những kết quả mong đợi về SK&DD học đường.

Sự chung tay, phối kết hợp của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT

Thông tư liên tịch đã hướng dẫn thực hiện các nội dung về y tế; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; môi trường học tập có liên quan đến sức khoẻ HS các trường học từ mầm non đến THPT trong cả nước.

Nội dung quy định rõ: Công tác YTTH bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập, điều kiện về an toàn thực phẩm, giáo dục dinh dưỡng, cấp nước và vệ sinh môi trường, môi trường học tập, điều kiện chăm sóc và nâng cao sức khỏe HS nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ sức khỏe cảu môi trường học tập tác động lên HS chứ không đơn thuẩn chỉ là chăm sóc y tế.

Mục đích phát triển sớm các vấn đề sức khoẻ để tư vấn cho HS, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của HS về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thân HS. Truyền thông giáo dục sức khoẻ nâng cao nhận thức và thực hành thay đổi hành vi lối sống có lợi cho sức khỏe để phát triển tốt về thể chất, tinh thần.

Quy định rõ trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân liên quan trực tiếp tạo điều kiện cho phối hợp liên ngành triển khai, gắn kết y tế giáo dục, trường học, trung tâm y tế cộng đồng.

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em góp phần cải thiện sức khỏe và kết quả giáo dục của trẻ em trong độ tuổi đi học

Theo sát và trực tiếp chỉ đạo chương trình SK&DD học đường tại Việt Nam, ông Ewrin Nacuray, Phó Giám đốc Quốc gia Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam cho biết: Nói đến SK&DD học đường chúng ta không chỉ nhắc đến nước sạch và vệ sinh mà còn bao gồm công tác giáo dục kỹ năng về sức khỏe, cung cấp dịch vụ về SK&DD tại trường học, các chính sách liên quan đến sức khỏe học đường và sự ủng hộ của cộng đồng… 

Chúng tôi cam kết sẽ có những hỗ trợ về mặt chuyên môn và kết hợp với các bên liên quan, đặc biệt là Bộ GD&ĐT nhằm đẩy mạnh các hoạt động về y tế và dinh dưỡng tại trường học. Tôi hy vọng rằng giai đoạn III của Dự án sẽ có những đóng góp nhất định và nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam trong chương trình về SK&DD học đường này.

Vẫn còn khó khăn

Ông Trương Đình Bắc – Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế cho biết: Mô hình bệnh tắt hiện đã có nhiều thay đổi, xuất hiện các dịch bệnh mới nguy hiểm như cúm, TCM, MERS- CoV, Ebola… sự gia tăng nhanh của các bệnh hành vi lối sống ít vận động thể lực, dinh dưỡng không hợp lý, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu. Các bệnh tật và nguy cơ sức khỏe vẫn tồn tại phổ biến: tỷ lệ HS mắc các bệnh học đường vẫn còn cao, gia tăng một số bệnh mới nổi ở HS như thừa cân, béo phì, rối loạn tâm thần, bạo lực học đường…

Những thách thức trên đòi hỏi phải có tiếp cận bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe HS phù hợp trong tình hình mới. Hiện nay nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống thông qua giáo dục sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống, cải thiện môi trường học tập, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho HS. Vì vậy việc tổ chức triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe và tăng cường phòng chống dịch bệnh và bệnh tật học đường cho HS là rất cần thiết và phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới.

Sự tham gia của các tổ chức NGO trong việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho HS là hết sức cần thiết song sự hỗ trợ cụ thể cho hoạt động của các địa phương cần thiết phải tăng cường hỗ trợ xây dựng chính sách, tổng kết mô hình, tài liệu thông qua cơ quan quản lý: Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT để triển khai nhân rộng.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới, đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan tới SK&DD học đường. Khoảng 70% trường học có nhà vệ sinh nhưng trong đó chỉ có khoảng 11,7% đạt tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ GD&ĐT; 20% trường có nhà vệ sinh, nhưng không có đủ nước và hầu như tất cả các trường không có sẵn xà phòng rửa tay; 50% học sinh không được cung cấp đủ vitamin thiết yếu (bao gồm vitamin A, B1, C, D) và sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày tại trường; đồng thời lượng tiêu thụ muối iốt giảm từ 100% năm 2005 xuống còn 25% trong năm 2009.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ