Chùm ảnh bờ biển Hội An bị sóng đánh phá kinh hoàng

Khoảng 3km bờ biển du lịch Hội An (Quảng Nam) đang bị sóng biển đánh dữ dội và sạt lở nghiêm trọng. Biển đã nuốt hàng chục mét bờ biển, nhiều resort, khách sạn đang bị cuốn trôi dần…

Chùm ảnh bờ biển Hội An bị sóng đánh phá kinh hoàng
Chum anh bo bien Hoi An bi song danh pha kinh hoang - Anh 1Chum anh bo bien Hoi An bi song danh pha kinh hoang - Anh 2Chum anh bo bien Hoi An bi song danh pha kinh hoang - Anh 3Chum anh bo bien Hoi An bi song danh pha kinh hoang - Anh 4Chum anh bo bien Hoi An bi song danh pha kinh hoang - Anh 5Chum anh bo bien Hoi An bi song danh pha kinh hoang - Anh 6Chum anh bo bien Hoi An bi song danh pha kinh hoang - Anh 7Chum anh bo bien Hoi An bi song danh pha kinh hoang - Anh 8Chum anh bo bien Hoi An bi song danh pha kinh hoang - Anh 9

Chiều 3.11, tận mục tại bờ biển Hội An, hàng loạt quan chức tỉnh Quảng Nam đã rất lo lắng trước tình trạng bờ biển bị xâm thực mạnh.

Tại khách sạn Palm Garden, sóng biển đã đánh sạt hàng loạt bờ kè, cuốn phăng nhiều hàng dừa, các trụ che nắng lẫn chòi canh. Một đại diện của khách sạn này cho biết, tình trạng xâm thực diễn ra mạnh vào khoảng 4-5 ngày nay; sóng biển liên tục đánh mạnh vào bờ, hút đất và cát ra xa khiến sạt lở nghiêm trọng.

Trước tình hình này, doanh nghiệp đã phải huy động tất cả nhân lực may bì để đựng cát, đưa ra đặt cách bờ nhiều mét để làm thành đê mềm hạn chế sóng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa, sóng dữ liên tục đánh vào khiến bờ đê này không phát huy nhiều tác dụng.

Đi ngược từ khách sạn Palm Garden xuống phía cửa Đại, nhiều điểm tiếp tục bị sóng đánh tràn và ăn sâu vào đất liền.

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết, theo quy hoạch trước đây, những khách sạn, resort đều cách mép biển khoảng 100m, biển lúc đó rất rộng.

Tuy nhiên, bây giờ biển đã vào sát chân công trình và tiếp tục ăn sâu. Như vậy, có thể hiểu được biển đã xâm thực vào bờ biển Hội An bao nhiêu mét.

Có mặt tại hiện trường, ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay: "Tiếp tục thực hiện dự án 60 tỉ đồng của Chính phủ cấp, trong thời gian tới chúng tôi sẽ thực hiện dự án kè bờ, tạo bãi khẩn cấp đối với những đoạn được phê duyệt. Đồng thời, địa phương sẽ phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp đang đầu tư vào bãi biển Cửa Đại tiếp tục các giải pháp khẩn cấp".

Theo ông Thu, 20 tỉ đồng đầu tiên tỉnh đã chuyển về địa phương để triển khai. 40 tỉ tiếp theo đã triển khai nhưng hồ sơ, thủ tục thì chưa xong nên việc thanh toán nhà thầu chưa kết thúc. Hiện chỉ còn 300 m trên tổng số 1,6 km là kết thúc dự án. Có thể nói là đã triển khai hơn 2/3 khối lượng dự án.

“Trong thời gian tới, một đơn vị nước ngoài sẽ hỗ trợ địa phương khảo sát các thông số sạt lở và có các nghiên cứu cụ thể để trình các bộ, ngành T.Ư.

Chúng ta đang thực hiện 2 giai đoạn, giai đoạn khẩn cấp qua đợt lũ này thì tương đối giữ được phần bờ, tuy nhiên vẫn bị sóng phá. Do đó cần tiếp tục cùng các doanh nghiệp thực hiện dự án này, phấn đấu trong tháng 11 khi thời tiết thuận lợi thì sẽ lấy cát tạo bãi giữ bờ”.

Nhận định về việc này, ông Nguyễn Thế Hùng cho rằng chưa thể đánh giá được nguyên nhân chính xác của việc biển Hội An bị sạt lở. “Hiện các cơ quan chức năng, các nhà khoa học đang vào cuộc để phân tích, tìm hiểu và đánh giá. Khi nào có kết luận mới có thể bình luận về nguyên nhân được” - Ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Sự - Nguyên Bí thư Thành ủy Hội An - cho rằng: Cửa Đại đang bị bồi lắng một cách nghiêm trọng nên thủy triều lên không thể tràn vào được. Do đó, sóng biển sẽ đánh mạnh vào chỗ khác như một cách mở cửa.

Như Một Thế Giới đã từng có bài viết ‘Hội An đang trượt dần xuống biển’ , chính nhiều quan chức ở địa phương này đã thừa nhận hậu quả này là từ việc chống lại thiên nhiên.

Nhiều người cho rằng khi quy hoạch phát triển bãi biển du lịch, chính quyền đã không giữ lại rừng phi lao nhằm chắn sóng mà lại phá rừng để làm công trình; từ đó không còn gì để giữ bờ biển.

Theo Một Thế Giới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ