Chuẩn hiệu trưởng - khâu then chốt tạo đột phá về quản lý giáo dục

GD&TĐ - Nghiên cứu Dự thảo thông tư quy định về Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông mà Bộ GD&ĐT công bố để lấy ý kiến đóng góp, cá nhân tôi đánh giá rất cao, bởi đây chính là khâu then chốt tạo bước đột phá trong công tác quản lý giáo dục để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nước nhà.

Chuẩn hiệu trưởng - khâu then chốt tạo đột phá về quản lý giáo dục

Trong nhà trường, người hiệu trưởng được xem là “đầu tàu” để khởi động cả cỗ máy cùng vận hành về phía trước. Vì thế trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, “đầu tàu” ấy nhất thiết cần có những bước đột phá, tự biết làm mới mình thì mới có thể dẫn dắt các đồng nghiệp cùng thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thực tế những năm qua cũng đã khẳng định: Trong hành trình dẫn dắt các hoạt động giáo dục, đào tạo, không ai khác chính người hiệu trưởng và những người làm công tác quản lý giáo dục phải là những người tạo ra “cú hích” đột phá vào sự vận hành đổi mới.

Cú hích đó là sự quan tâm nhiều chiều nhằm trúng mục đích, là sự đổi mới trong tư duy quản lý, điều hành, trong kiểm tra đánh giá cả về nội dung, hình thức, phương pháp để đo đạc sản phẩm đầu ra, nhằm tạo động lực định hướng cho hoạt động dạy và học, đồng thời tạo thành một khối đoàn kết vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, tạo kỷ cương, nề nếp, thống nhất, hình thành bầu không khí tốt nhất cho mọi người phát huy tính sáng tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, góp phần vào thành công chung của sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Thế nhưng điều không thể phủ nhận là: Công tác quản lý, mà cụ thể trực tiếp là người hiệu trưởng trong các trường học lâu nay ở các trường của chúng ta vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Chính vì thế việc triển khai cũng như dự báo, xây dựng chiến lược cho các hoạt động tầm nhìn của mỗi nhà trường thiếu sự đồng nhất và trọng tâm. Hầu hết các kiến thức về pháp luật tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, tài chính của người hiệu trưởng đều trông cậy vào bộ phận tham mưu, nên quá trình thực thi thẩm quyền và trách nhiệm còn rất nhiều hạn chế và lúng túng...

Mặc dù trong nhiều năm qua việc bồi dưỡng, trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản lý, quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục cho những người đang đảm nhiệm hiệu trưởng đương chức và cán bộ nguồn được tổ chức với nhiều loại hình khác nhau.

Tuy nhiên trước xu hướng chung của thế giới hiện nay có không ít vấn đề mới phát sinh đòi hỏi ở người hiệu trưởng phải nhanh chóng thích ứng với những điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Nhất là trước sức ép lớn trong triển khai nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đang đặt ra cho hiệu trưởng những nhiệm vụ mới.

Vì thế càng đòi hỏi ở người hiệu trưởng cần có khả năng thích ứng với môi trường thay đổi nhanh và chịu đựng với thực trạng áp lực công việc cao hằng ngày. Bên cạnh năng lực chuyên môn tốt, hiệu trưởng còn phải có khả năng quản lý kinh tế, có trình độ tin học và ngoại ngữ nhất định. Nếu không, trong thời kỳ hội nhập khó mà nói đến chuyện ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin và tận dụng cơ hội để hiện đại hóa giáo dục thông qua sự hợp tác quốc tế.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ