Chủ động triển khai thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới

GD&TĐ - Để triển khai thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới (CT, SGK) mới giai đoạn 2018-2024, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ Nguyễn Minh Tường cho biết: Sở đã triển khai thực hiện 4 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng và thiết thực. Bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Cô, trò Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Việt Trì, Phú Thọ)
Cô, trò Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Việt Trì, Phú Thọ)

Đẩy mạnh công tác truyền thông về thực hiện CT, SGK giáo dục phổ thông mới.

Ông Nguyễn Minh Tường cho biết, Sở đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong đội ngũ nhà giáo, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ mục tiêu, nguyên tắc, định hướng trong việc thực hiện thực hiện CT, SGK giáo dục phổ thông mới.

Phối hợp cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin về các hoạt động triển khai CT, SGK mới của ngành Giáo dục; báo cáo đoàn đại biểu về tình hình giáo dục của địa phương trong đó có nội dung thực hiện thực hiện CT, SGK giáo dục phổ thông mới, tham gia các chuyên mục trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ, Báo Phú Thọ như “ Giám đốc Sở với cử tri”, Đại biểu dân cử với cử tri”...

Qua đó tuyên truyền và trả lời ý kiến cử tri, nhân dân về những vấn đề liên quan đến đổi mới CT, SGK giáo dục phổ thông.

Sắp xếp lại mạng lưới trường lớp học, chuẩn bị đội ngũ CBQL, GV đảm bảo thực hiện CT, SGK giáo dục phổ thông mới

Về vấn đề này, ông Giám đốc Nguyễn Minh Tường trao đổi, theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW; tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã giảm được 3 trường và trung tâm, xóa 45 điểm lẻ giảm 114 chỉ tiêu biên chế (so với 2015); thành lập mới 1 trường phổ thông liên cấp, 1 trường tiểu học theo loại hình tư thục.

Kế hoạch từ nay đến năm 2021, tỉnh Phú Thọ tiếp tục rà soát, thực hiện việc sắp xếp đối với những trường có quy mô nhỏ lẻ, thành lập các trường có nhiều cấp học. Dự kiến đến 2021 giảm trên 92 đầu mối trường công lập so với hiện nay, giảm 1598 biên chế, giảm nhu cầu bố trí sử dụng 307 cán bộ quản lý, giáo viên (CBQL, GV).

Cùng với đó triển khai khâu đột phá thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV và triển khai CT, SGK mới.

Ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ
 Ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ

Tập trung rà soát chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hiện CT, SGK GDPT mới

Sở GD&ĐT Phú Thọ tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và duy trì các trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020 nhằm tăng cường CSVC và các điều kiện đáp ứng yêu cầu thực hiện CT, SGK mới. 

Nhằm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học phục vụ thực hiện CT, SGK mới, Sở GD&ĐT phối hợp với UBND các huyện, thị, thành tiến hành tổng rà soát cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học (TBDH); xóa bỏ các phòng học tạm, phòng học bị xuống cấp nặng.

Theo ông Nguyễn Minh Tường, qua rà soát theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT nhu cầu kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2024 của Phú Thọ là 8.278 tỷ đồng (trong đó đề nghị trung ương hỗ trợ 5.795 tỷ đồng, ngân sách địa phương 1.655 tỷ đồng, nguồn huy động khác 828 tỷ đồng).

Đến nay toàn tỉnh có 668/922 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 72,5% - tỉ lệ như vậy với một tỉnh trung du miền núi có thể nói Phú Thọ đã sẵn sàng cho việc triển khai CT, SGK GDPT mới.

Thứ tư, Chỉ đạo tổ chức cho CBQL, GV nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và dự thảo chương trình các môn học/hoạt động giáo dục, triển khai công tác biên soạn soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương

Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Minh Tường nhấn mạnh: Sở đã chỉ đạo đơn vị, cơ sở phổ biến, tìm hiểu, nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình môn học và tài liệu về CT GDPT mới của Bộ GD&ĐT.

Trên cơ sở quán triệt toàn thể đội ngũ CBQL,GV,NV trong Ngành nắm vững, hiểu rõ về CT, SGK mới. Cùng với đó, làm tốt công tác tư tưởng, tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp chuẩn bị thực hiện CT, SGK mới.

Năm học 2017-2018, ngành Giáo dục đã tổ chức trên 192 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho trên 19.838 lượt CBQL, GV các cấp học. Qua rà soát nhu cầu của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2018-2022, cần đào tạo bồi dưỡng thêm 6245 giáo viên mầm non, phổ thông (2840 giáo viên mầm non, 3405 giáo viên phổ thông) để đáp ứng chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trong đó có các môn học mới ( như: Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, Giáo dục kinh tế và pháp luật,...).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ