Chọn nghề - việc làm

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Rút ngắn thời gian cấp phép cho lao động nước ngoài

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH. Trong đó, với thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại nghị định mới đã rút ngắn thời gian từ 7 ngày xuống còn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Hồ sơ xin cấp phép lao động chỉ còn yêu cầu bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị, không yêu cầu phải chứng thực như trước đây.

Hiện cả nước có trên 80.000 lao động nước ngoài, trong đó đa số đã được cấp giấy phép lao động. Số còn lại không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc đang làm thủ tục xin cấp giấy phép.

Hà Nội phấn đấu đào tạo nghề cho 205.000 lượt lao động

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2018 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.

Năm 2018, ngành đã triển khai toàn diện các nhiệm vụ được giao, trong đó, công tác giải quyết việc làm, dạy nghề đạt được nhiều thành tích nổi bật…

Năm 2019, ngành LĐ-TB&XH Hà Nội sẽ phấn đấu giải quyết việc làm cho 154.000 lao động. Đào tạo nghề cho 205.000 lượt người, trong đó đào tạo nghề cho 20.000 lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,5%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,3% so với năm 2018.

Thực hiện trợ cấp hàng tháng đúng, đủ, kịp thời cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và các trung tâm bảo trợ xã hội. Bảo đảm 100% các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội được thụ hưởng chính sách; 100% người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ xã hội…

Quảng Ngãi: Đưa dệt thổ cẩm vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể

Trong những năm qua, nghề dệt thổ cẩm Hrê ở làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã được các sở, ngành và địa phương trong tỉnh khuyến khích, động viên, hỗ trợ về vật chất; Đầu tư nghiên cứu các đề tài khoa học và dự án bảo tồn nghề dệt thổ cẩm; tổ chức dạy nghề cho các thiếu nữ người Hrê tại địa phương và ngoài tỉnh…

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được hình thành từ lâu đời, lưu giữ nhiều giá trị, mang đậm nét đặc trưng văn hóa của người Hrê. Để có cơ sở bảo tồn và phát huy nghề này trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị Bộ VH-TT&DL đưa dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ