Chọn nghề - Việc làm

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hà Nội: Tăng mạnh nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo

Tỷ lệ sử dụng lao động thời gian gần đây nhìn chung tập trung chủ yếu tăng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,7% so tháng trước và tăng 9,2% so cùng kỳ năm trước… Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng, chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải đều tăng từ 5,4% - 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng tuyển dụng của các ngành hầu hết hướng tới nguồn lao động đã qua đào tạo, có tay nghề… Đây cũng là thách thức mà thành phố Hà Nội cần sớm có sự chuẩn bị đối phó để đáp ứng yêu cầu đến từ CMCN 4.0.

TPHCM: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

UBND TPHCM vừa có kế hoạch triển khai thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên thành phố giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, sẽ đẩy mạnh công tác tuyển sinh đào tạo đảm bảo quy mô, số lượng và chất lượng tuyển sinh trong hệ thống GDNN các cấp trình độ đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Hàng năm, tổ chức tuyển sinh mới khoảng 461.000 người gồm có 45.000 SV CĐ, 36.000 HS trung cấp, 380.000 học viên sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Đến năm 2020, TPHCM đào tạo hơn 1,38 triệu người học, trong đó bao gồm 135.000 SV CĐ... Ngoài ra, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thanh niên trong các cơ sở GDNN; điều tra, khảo sát số lượng thanh niên trong lực lượng lao động được GDNN…

Thanh Hóa: Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực

Tiếp tục thực hiện đề án, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã đề xuất tập trung phát triển 20 sản phẩm chủ lực. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2020 có 7 sản phẩm chủ lực thuộc lĩnh vực trồng trọt, bao gồm: Lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao; rau an toàn; hoa, cây cảnh; mía thâm canh; cây ăn quả; thức ăn chăn nuôi. Các sản phẩm khác như: Bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn hướng nạc, gà lông màu, Tôm thẻ chân trắng, ngao, cá rô phi, sản phẩm khai thác xa bờ. Lâm nghiệp có 4 sản phẩm: Gỗ lớn, luồng thâm canh, quế, dược liệu dưới tán rừng. Để thực hiện mục tiêu trên, ngành nông nghiệp Thanh Hóa hiện đang hoàn chỉnh đề án tích tụ đất đai, phát triển nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ