Cho con đi bể bơi mùa hè, chú ý những điểm này để tránh lây bệnh truyền nhiễm

Cẩn thận mắc bệnh truyền nhiễm khi đi bơi (internet).
Cẩn thận mắc bệnh truyền nhiễm khi đi bơi (internet).

Tuy nhiên, với số lượng người quá đông tình trạng mất vệ sinh ở bể bơi là không tránh khỏi, việc lây nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm cũng gia tăng.

Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Khi các con bắt đầu được nghỉ học, chị Mai Anh (Văn Quán, Hà Đông) đã đăng ký mua vé bơi cho các con. Một tuần 3 buổi đi bơi khiến hai con chị Mai Anh rất thích thú. Tuy nhiên, sau hai tuần, hai con trai chị bắt đầu có triệu chứng đau mắt đỏ.

Nghĩ bình thường, chị Mai Anh tự ra hiệu mua thuốc về nhỏ mắt cho con. Nhưng một tuần trôi qua, bệnh của con vẫn không thuyên giảm, mắt vẫn đỏ, nhiều dỉ kèm theo đau nhức. 

Lúc này đưa con tới khám tại Viện mắt Trung ương, chị Mai Anh tá hỏa khi bác sĩ kết luận con chị bị viêm kết mạc.

Theo bác sĩ, bệnh này khoảng 80% là do Adenovirus. Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân, có thể gây tổn thương nặng khi không được điều trị.

Khi người dân tham gia bơi lội, nếu không có biện pháp phòng ngừa, vệ sinh mắt sẽ rất lây bệnh nhiễm từ nguồn nước tại bể bơi.

Ngoài các bệnh về mắt thì nhiều người dân khi đi bơi cũng mắc các chứng bệnh da liễu.

Anh N.V.T (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, hầu như ngày nào anh cũng có mặt tại bể bơi. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây anh bỗng thấy người nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt là ở vùng da phía trong cánh tay, nách, bẹn và mặt trong của đùi.

Bác sĩ tại Viện da liễu khám và cho biết, anh bị viêm da tiếp xúc. Bệnh này thường gặp ở những người hay đi bơi. Theo bác sĩ, các bể bơi thường có nồng độ chất tẩy rửa cao. Bên cạnh việc tiếp xúc với chất tẩy rửa này, còn có nhiều loại mỹ phẩm khác nhau từ những người đi bơi cùng bể bơi.

Với những người có làn da dễ kích ứng sẽ dễ bị viêm da, xuất hiện các triệu chứng khô, rộp, ngứa ngáy khó chịu. 

Những điều cần tránh trước khi xuống bể bơi

Trời nóng nực, đi bơi là một trong những giải pháp giải nhiệt. Tuy nhiên các bể bơi công cộng lại tiềm ẩn các nguy cơ nhiễm trùng da với các triệu chứng trên da như các nốt viêm, sưng mủ, mụn nước.

Nguyên do bởi nguồn nước tại các bể bơi công cộng là môi trường sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn và virut. Nếu người dân không biết cách phòng tránh sẽ rất dễ mắc các loại bệnh truyền nhiễm.

Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã đưa ra lời khuyên: Khi bơi tại những bể bơi quá tải, nguồn nước ở những nơi này rất dễ bị ô nhiễm. Do đó người bơi sẽ có nguy cơ mắc phải một số bệnh về mắt, da, nhất là bệnh liên quan đến tai, mũi, họng, như: Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai...

Vì vậy các gia đình khi cho trẻ đi bơi nên tránh các bể bơi đông người. Trước khi bơi, nên quan sát kỹ môi trường, nguồn nước tại bể. Nếu màu nước tối, bị vẩn đục hoặc có các vật thể lạ thì môi trường nước ở đó không an toàn.

Nếu mùi nước ở bể bơi khó chịu thì có thể là do khâu xử lý nước chưa được tốt, cũng không bảo đảm cho sức khỏe. Để giữ vệ sinh chung, phòng ngừa lây nhiễm trong cộng đồng, trước khi xuống bể bơi, mọi người nên tắm gội sạch sẽ và khởi động làm nóng cơ thể để tránh chuột rút.

Mỗi người cần trang bị đầy đủ kính bơi, nút bịt tai. Sau bơi, việc tắm lại ngay bằng nước sạch, xà phòng và nhỏ mũi, mắt bằng nước muối sinh lý sẽ giúp phòng trừ bệnh. Người mắc các bệnh ngoài da, tiêu hóa (tả, lỵ, thương hàn...), bị hen phế quản, viêm xoang, huyết áp, tim mạch... thì không nên đi bơi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.