Có thể nhiều người chưa biết, Đường Tăng là một nhân vật có thật trong lịch sử. Với tâm niệm một lòng hướng Phật, ông đã không quản ngại gian khó lặn lội đến Tây Trúc xa xôi trong hơn 14 năm để có thể hoàn thành tâm nguyện.
1. Cuộc đời, thử thách và sự nghiệp
Thật vậy, Trần Huyền Trang không chỉ là một nhân vật hư cấu trong bộ truyện kinh điển Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân mà còn là một người có thật và rất nổi tiếng thời Đường.
Trần Huyền Trang tên thật là Trần Huy (Có nơi ghi là Trần Vỹ) xuất thân khốn khó nhưng lại đam mê đạo Phật. Năm 10 tuổi đã theo anh trai tham gia kỳ thi độ tăng và là 1 trong 27 người có kết quả cao nhất.
Sau 3 năm thử thách, Trần Huy chính thức xuất gia và lấy hiệu là Huyền Trang, cùng hai anh trai tu tại chùa Tịnh Thổ. Năm 21 tuổi, ông dần nổi tiếng hơn vì có cuộc tranh luận về phật phápở Trường An.
Cũng từ đây, ông nhận ra rằng, mỗi người có một cách hiểu khác nhau về đạo Phật, gây ra nhiều mâu thuẫn.
Năm 629, ông quyết tâm sang Tây Trúc (Ấn Độ bây giờ), nơi được coi là nguồn gốc của đạo Phật, để giúp bá tánh có thể thống nhất 1 cách hiểu đúng nhất và chính xác nhất về kinh Phật.
Khác với trong Tây Du Ký, Đường Tăng được vua kết huynh đệ, tặng bát vàng, áo cà sa quý... thực tế là ông đã một mình một ngựa, quyết đi về Tây phương mà không nhận được bất kỳ sự ân chuẩn nào từ hoàng đế Đại Đường.
Trải qua bao nắng mưa khổ cực, tai họa chết người hay nhiều cám dỗ khó cưỡng, vẫn một lòng hướng Phật, quyết chí thỉnh kinh, Huyền Trang đã đến được cái nôi của Phật giáo.
Tại đây, ông được Giới Hiền đại sư, một vị cao tăng đức cao vọng trọng của chùa Na Lan Đà nhận làm đệ tử.
Năm 643, sau hơn 14 năm từ khi bắt đầu đi lấy kinh, Đường Tăng quyết định trở về quê hương cùng hơn 650 bộ kinh Phật từ Tây Trúc về Trường An.
Ông trở thành một đại sư về Phật học, đồng thời là một dịch giả nổi tiếng. Sự nghiệp dịch thuật của ông vô cùng đồ sộ với 75 bộ kinh Phật gồm 1335 quyển với hơn 1330 vạn chữ.
Phần lớn là dịch từ tiếng Phạn ra tiếng Hán để truyền bá đạo Phật đến rộng rãi quần chúng nhân dân.
Ngoài ra, Huyền Trang còn dịch ngược bộ Đạo Đức Kinh và bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận từ tiếng Hán ra tiếng Phạn. Ông cũng là tác giả của bộ Đại Đường Tây Vực Du Ký gồm 12 quyển.
Bộ sách ghi lại đầy đủ những điều Đường Tăng thấy trong suốt những năm tháng đi thỉnh kinh như những chuyện ở Tân Cương, Afganistan, Pakistan, Nê pan và đặc biệt là Ấn Độ.
Đây là một tài liệu vô cùng quan trọng mà ông để lại cho hậu thế sau này.
2. Con đường Huyền Trang đã đi dài bao xa?
Ai cũng biết trong truyện Tây Du Ký, Đường Huyền Trang đã phải nếm trải bao khó khăn, cực nhọc để có thể đến được Tây Thiên (hay còn gọi là Tây Trúc). Con đường ông đi dài dằng dặc. Vậy chính xác thì nó dài bao nhiêu?
Theo như chuyện kể lại, Đường Tăng đã phải vượt "mười vạn tám ngàn dặm" mới có thể lấy được hơn 650 bộ kinh Phật về đến quê hương. Thực chất, chúng ta có thể hiểu Huyền Trang đã phải đi qua 10.800 dặm mới thỉnh được kinh.
Với hệ đo lường cổ Trung Hoa, 1 dặm tương đương với khoảng nửa cây số bây giờ, tức xấp xỉ 500m. Vậy chúng ta dễ dàng tính được quãng đường mà Đường Tăng đã đi qua:
Quãng đường thỉnh kinh = 10.800 dặm x 0,5km = 5.400km.
Theo nhiều ghi chép, Đường Tăng đã vượt qua quãng đường này chỉ trong 2 năm. Hai năm để chinh phục 5.400 km, quả thật đây là một trong những con người có ý chí mạnh mẽ nhất thế giới.