Chính phủ Nhật Bản nhất trí về dự luật cân đối lại số ghế Hạ viện

Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã nhất trí về dự luật bầu cử sửa đổi nhằm cân đối lại số ghế Hạ viện của các khu vực bầu cử một đại diện.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)

Ngày 16/5, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã nhất trí về dự luật bầu cử sửa đổi nhằm cân đối lại số ghế Hạ viện của các khu vực bầu cử một đại diện.

Mục tiêu của động thái này là giải quyết tình trạng khu vực có quá ít dân cư song lại có nhiều nghị sỹ đại diện tại Hạ viện trong khi khu vực đông dân cư lại có số nghị sỹ đại diện ít hơn nếu tính theo tỷ lệ dân cư.

Căn cứ điều khoản đảm bảo công bằng trong Hiến pháp, Tòa án Tối cao đã quy định mức trần chênh lệch dân số giữa các khu vực bầu cử một đại diện đông dân cư với các khu vực bầu cử một đại diện ít dân cư theo tỷ lệ 2-1.

Chính vì điều khoản này, mà Tòa án Tối cao phán quyết cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản năm 2014 được thực hiện “trong tình trạng vi hiến” vì theo điều tra, tỷ lệ dân cư giữa các khu vực đông dân cư và ít dân cư lúc đó là 2,13-1 vượt quá mức trần 2-1. Điều này có nghĩa đã có những tỉnh ít dân song lại có nhiều đại diện tại Hạ viện.

Để giải quyết tình trạng này, hồi tháng trước, một ủy ban chuyên gia đã trình lên Thủ tướng dư luật, theo đó đề xuất sáu tỉnh của Nhật Bản giảm một ghế tại Hạ viện trong khi các khu vực bầu cử ở thủ đô Tokyo và 18 tỉnh khác được sắp xếp lại. Sáu tỉnh dự kiến bị giảm ghế tại Hạ viện là Aomori, Iwate, Mie, Nara, Kumamoto và Kagoshima.

Dự luật cũng giảm bốn ghế từ khối ghế khối bầu cử theo tỷ lệ đại diện cố định (bầu cử theo đảng phái). Như vậy, số ghế dành cho các khu vực bầu cử một đại diện sẽ giảm sáu ghế, tức là từ 295 ghế xuống còn 289 ghế và giảm bốn ghế dành cho khu vực bầu cử theo tỷ lệ cử tri, tức mức 180 hiện nay xuống còn 176 ghế.

Dựa trên dự báo dân số đến năm 2020, các chuyên gia cho rằng việc điều chỉnh trên sẽ giúp giảm tỷ lệ chênh lệch tối đa giữa các vùng đông dân cư so với các vùng thưa dân cư xuống còn 1,999-1, tức là dưới mức 2-1 được áp dụng hiện nay.

Chính phủ và các đảng cầm quyền đặt mục tiêu sẽ ban hành dự luật mới này trước khi khóa họp Quốc hội hiện nay kết thúc vào ngày 18/6. Dự kiến, dự luật sẽ có hiệu lực trong khoảng tháng Bảy sau thời gian chờ đợi một tháng.

Việc điều chỉnh số ghế Hạ viện này có thể sẽ trì hoãn bầu cử Hạ viện sắp tới ít nhất cho tới mùa Thu. Thủ tướng có quyền giải tán Hạ viện để tổ chức bầu cử vào bất cứ thời điểm nào.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Thủ tướng Abe có thể không muốn làm vậy cho đến khi đảng Dân chủ Tự do ( Hạ viện Nhật Bản tLDP) cầm quyền hoàn tất việc bố trí ứng cử viên của đảng tại các khu vực bị sắp xếp lại vì hầu hết đó là những khu vực mà các nghị sỹ LDP chiếm đa số. Việc bố trí này sẽ mất thời gian vì vậy khó có khả năng Thủ tướng giải tánrong thời gian tới.

Chánh văn phòng nội các Yosihide Suga, người phát ngôn chính phủ, từ chối bác bỏ khả năng Thủ tướng Abe giải tán Hạ viện trong thời gian chờ đợi sau khi dự luật trên được thông qua. Tuy nhiên, một động thái như vậy có thể làm nản lòng các cử tri đang mong đợi chính quyền của ông Abe thực hiện nghiêm túc cam kết đảm bảo công bằng trong việc phân chia số ghế Hạ viện cho các khu vực bầu cử.

Trong khi đó, Bộ trưởng Truyền thông và Nội vụ Sanaie Takaichi nói tại một cuộc họp báo rằng chính phủ sẽ làm tất cả có thể để dự luật sớm có hiệu lực.

Hiện Liên minh cầm quyền gồm LDP và Komeito đang hy vọng sẽ bắt đầu thảo luận về dự luật này vào tuần tới và dự kiến sẽ trình Hạ viện vào cuối tháng này./.

Theo VietnamPlus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.