Chính phủ Mỹ thoát khỏi nguy cơ đóng cửa một lần nữa

Việc lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ ngày 8/2 (giờ địa phương) thông qua Dự luật chi tiêu ngân sách cho hai năm 2018, 2019, với khoản tăng 300 tỷ USD được coi là thắng lợi lớn, hóa giải những tranh cãi kéo dài nhiều tháng qua liên quan đến những bất đồng về các ưu tiên chi tiêu giữa các nghị sĩ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, gỡ rối cho Tổng thống Donal Trump.

Sau khi Thượng viện thông qua Dự luật, chính phủ Hoa Kỳ thoát khỏi nguy cơ đóng cửa một lần nữa (Ảnh: AP)
Sau khi Thượng viện thông qua Dự luật, chính phủ Hoa Kỳ thoát khỏi nguy cơ đóng cửa một lần nữa (Ảnh: AP)

Chính phủ Hoa Kỳ cũng thở phào nhẹ nhõm khi thoát khỏi nguy cơ phải đóng cửa lần thứ hai trong vòng một tháng do hết kinh phí hoạt động. Chuyện chính phủ phải tạm đóng cửa vốn đã trở nên lùm xùm giữa hai đảng Dân chủ - Cộng hòa hơn một tháng nay.

"Cửa ải" khó khăn nhất đã vượt qua

Trước đó, một ngày sau khi Hạ viện thông qua Dự luật chi tiêu tạm thời đảm bảo ngân sách hoạt động cho Chính phủ tới ngày 23/3, cũng như ngân sách tài khóa 2018 cho Bộ Quốc phòng, ngày 7/2 (giờ Mỹ), Thượng viện Mỹ cũng thông qua Dự luật chi tiêu này với khoản tăng ngân sách 300 tỷ USD. 

Để có hiệu lực tức thời, ông Trump sẽ nhanh chóng ký Dự luật này. Việc vượt qua "ải" Thượng viện, tất yếu giúp chính phủ "thoát hiểm" trong bối cảnh ngân sách chi tiêu tạm thời được lưỡng viện Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua ngày 22/1 vừa qua chính thức hết hạn trong ngày 8/2 – quá đúng lúc. 

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mich MCConnell cho rằng đây là một Dự luật quan trọng, đáp ứng được yêu cầu của cả hai đảng bởi nó bao gồm việc tăng chi tiêu cho quốc phòng - mục tiêu hàng đầu mà phe Cộng hòa đã chờ đợi từ lâu. Phía các nghị sĩ đảng Dân chủ cũng mong muốn Dự luật sớm ra đòi vì nó tăng chi tiêu cho các chương trình trong nước. 

Theo Dự luật vừa thông qua, chi tiêu quốc phòng sẽ tăng lên 165 tỉ USD trong hai tài khóa 2018, 2019, bắt đầu tính từ ngày 1/10. Những khoản chi cho các chương trình trong nước cũng sẽ tăng lên 131 tỉ USD trong hai năm 2018, 2019. Dự luật này cũng sẽ trì hoãn mức trần nợ liên bang trong khoảng thời gian đang tiến hành xem xét. 

Nói Thượng viện là "ải" khó khăn nhất bởi trước đó, chính phủ đã phải ngừng hoạt động trong 3 ngày không chỉ do ngân sách liên bang hết hiệu lực từ nửa đêm 19/1 (Mỹ) và không thể gia hạn vì những bất đồng giữa ông Trump với phe Dân chủ xung quanh vấn đề nhập cư, mà Dự luật mặc dù đã được Hạ viện thông qua,  đã bị Thượng viện ách lại do không đạt được con số tối thiểu 60 phiếu ủng hộ. 

Thắng lợi to lớn của Tổng thống Trump

Phải nói rằng những nỗ lực vào phút chót của lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch MCConnell và lãnh đạo phe Dân chủ đã đem lại kết quả vô cùng khả quan trong bối cảnh tranh cãi về ngân sách kéo dài có thể ảnh hưởng đến nước Mỹ, đồng thời cũng đào sâu thêm hố mâu thuẫn giữa hai đảng. 

Lịch sử Hoa Kỳ đã từng ghi nhận chính phủ phải đóng cửa vài lần. Trước lần đóng cửa gần đây nhất tháng 1/2018, vào năm 2013, chính phủ cũng đã buộc phải đóng cửa trong 16 ngày do Nhà Trắng và Quốc hội không tìm được tiếng nói chung và không đạt được thỏa hiệp về ngân sách cho những cải cách chăm sóc y tế (Obamacare) của Tổng thống Barack Obama lúc đó. Trong hai năm 1995-1996, chính phủ cũng đã từng đóng cửa trong 21 ngày. 

Chính phủ của nền kinh tế số một thế giới mà bị đóng cửa một tuần là một thảm họa không chỉ riêng Mỹ mà còn cho toàn thế giới: hàng trăm ngàn nhân viên liên bang phải nghỉ việc tạm thời, hơn 1,3 triệu quân nhân vẫn phải làm việc nhưng không có lương, và tệ hại hơn, nền kinh tế Mỹ sẽ bị thiệt hại khoảng 6,5 tỉ USD. Lúc đó, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý I/2018 sẽ giảm 0,2%.

Chưa hết, riêng với Tổng thống Trump, đây là một thắng lợi to lớn, vì việc chính phủ tạm đóng cửa ít nhiều cũng khiến ông mất điểm về đối nội trong năm đầu cầm quyền, vốn đã được đề cao qua các kết quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng của nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Theo Người Tiêu Dùng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hiệu quả là mấu chốt

GD&TĐ - Theo ADB, nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao đã tác động đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023.