Chim cánh cụt đầu tiên trên thế giới từ thụ tinh trong ống nghiệm

TS O’Brien hy vọng, sự thành công của con chim cánh cụt số hiệu 184 sẽ là bước đệm để phát triển số lượng các loài chim cánh cụt đang có nguy cơ tuyệt chủng khác.

Con chim cánh cụt số hiệu 184.
Con chim cánh cụt số hiệu 184.
Con chim cánh cụt đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm đã chào đời tại Thế giới Biển thuộc thành phố San Diego (bang California, Mỹ) cách đây 12 tuần. Đây được xem là một thành công lớn của khoa học trong việc bảo tồn và làm đa dạng loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng này.

Tuần vừa qua, những hình ảnh đầu tiên về con chim cánh cụt mang số hiệu 184 đã được chính thức công bố trước công chúng. TS Justine O’Brien - Giám đốc Khoa học của Trung tâm Thế giới Biển cho biết: Mục đích của dự án này là nghiên cứu ra phương pháp sinh sản sinh học nhằm kiểm soát tình trạng sức khỏe của số chim cánh cụt trong Trung tâm cũng như trong thế giới hoang dã.

Hiện con chim cánh cụt Magellan cái đã có thể tự mình ăn cá thay vì được bón bằng tay như trước kia. Ngoài ra, nó cũng đã hòa nhập được với những con chim cánh cụt được đẻ thường khác.

TS O’Brien hy vọng, sự thành công của 184 sẽ là bước đệm để phát triển số lượng các loài chim cánh cụt đang có nguy cơ tuyệt chủng. Được biết, tràn dầu, nguồn thức ăn bị thu hẹp lại và thay đổi khí hậu chính là những nguyên nhân khiến số lượng chim cánh cụt ngày một giảm đi đáng kể.

Theo Kênh 14

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ