“Chiêu hèn kế bẩn” làm chao đảo các chính quyền

GD&TĐ - Hầu hết các vụ bê bối của các chính phủ thực sự khá buồn tẻ. Tuy nhiên, cũng có những âm mưu mang nhiều tình tiết kỳ lạ, thậm chí nực cười, có thể trở thành kịch bản cho những thước phim ăn khách. 

Những chiêu trò bẩn như làm giả ảnh và gây án đã được
sử dụng để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Pháp
Những chiêu trò bẩn như làm giả ảnh và gây án đã được sử dụng để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Pháp

Bức ảnh giả mạo

Năm 1968, Alain Delon là diễn viên nổi tiếng nhất ở Pháp, vì vậy, khi bức ảnh chụp thi thể của vệ sĩ và cũng là người bạn thân của nam diễn viên huyền thoại là Stevan Markovic lan truyền, nó đã gây một sự xúc động không hề nhỏ trong công chúng. Trước khi chết, Markovic đã viết thư cảnh báo cho anh trai mình một cách bí ẩn rằng nếu anh ta chết thì đó sẽ là tội lỗi của Delon và một tay xã hội đen người Corse tên là François Marcantoni, người có mối liên hệ mật thiết với đảng cầm quyền của Tổng thống Charles de Gaulle.

Cũng từ đó, mọi chuyện trở nên điên rồ. Cuộc điều tra cho thấy, Markovic có một tổ chức không chính thức do một số người giàu có và có ảnh hưởng nhất của Pháp tạo dựng nên. Tin đồn bắt đầu lan truyền trên báo chí rằng một trong những thành viên thường xuyên của tổ chức này là Claude Pompidou, người vợ thời thượng của Thủ tướng Georges Pompidou, người vừa tách khỏi de Gaulle và bắt đầu hướng tới chạy đua cho chức tổng thống. Sau đó, chiếc xe của một luật sư nổi tiếng đã bị đánh cắp. Khi cảnh sát tìm thấy nó, họ phát hiện ra những bức ảnh của Claude đang trong cơn “cực khoái”. Vụ bê bối nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán của Pháp.

Thực tế, người phụ nữ trong các bức ảnh không phải là Claude mà là một cô gái điếm có vẻ ngoài giống vợ Thủ tướng Pompidou. Một viên cảnh sát tên là Lucien Aimé-Blanc tuyên bố rằng anh ta thuê cô ta theo yêu cầu của một người bạn trong cơ quan gián điệp SDECE. Dù sao, sau khi sự việc sáng tỏ, ông Pompidou vẫn được bầu làm tổng thống. Ông đã kịp thời thanh trừng các cơ quan gián điệp của các phần tử lừa đảo. Tuy nhiên, vụ giết Markovic chưa bao giờ được giải quyết.

Dùng “thiết quân luật”

Alabama đã phải tuyên bố thiết quân luật sau khi người kế vị của Tổng chưởng lý bị sát hại
Alabama đã phải tuyên bố thiết quân luật sau khi người kế vị của Tổng chưởng lý bị sát hại

Thành phố Phenix, Alabama được cho là thành phố tham nhũng nhất nước Mỹ, đến mức Tướng Patton từng đe dọa sẽ san phẳng nó bằng xe tăng. Thành phố này bị chi phối bởi cờ bạc và mại dâm, trong khi các chính trị gia tha hồ tham nhũng từ mọi nguồn lợi của thành phố, đồng thời vẫn là một lực lượng mạnh nắm chính quyền, trong đó có Tổng chưởng lý Si Garrett. Năm 1954, một luật sư tên là Albert Patterson ra tranh cử tổng chưởng lý với tuyên bố sẽ nỗ lực làm trong sạch thành phố Phenix. Có rất nhiều phiếu bầu chống lại ông, nhưng cuối cùng, ông vẫn gần như chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, nếu không thiệt mạng khi bị bắn vào đầu ngay sau đó.

Trong cuộc nổi dậy sau đó, thống đốc bang Alabama đã phải tuyên bố thiết quân luật và gửi Lực lượng Vệ binh quốc gia để kiểm soát thành phố Phenix, đồng thời bắt giữ hơn 100 người. Cuộc điều tra cho thấy, vụ giết người đã được thực hiện bởi luật sư quận Arch Ferrell và Phó cảnh sát trưởng Albert Fuller theo yêu cầu của luật sư Garrett. Fuller bị kết án trong khi Ferrell được tha bổng. Tổng chưởng lý của

Alabama Si Garrett tránh bị truy tố bằng cách trốn vào một bệnh viện tâm thần ở Texas và tuyên bố sức khỏe không phù hợp để ra tòa.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?