Chiến thắng không ngọt ngào của bà Merkel

GD&TĐ - Angela Merkel đã chiến thắng và tiếp tục giữ ghế Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4, tuy nhiên sự góp mặt của các thành viên đảng của bà trong Quốc hội giảm đáng kể. Nước Đức sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào sự hỗ trợ của các nghị viên phái hữu.

Chiến thắng không ngọt ngào của bà Merkel

Đảng của bà Merkel mất ghế

Các cuộc thăm dò ở Đức cho thấy đảng cực hữu Sự lựa chọn của nước Đức (AfD) sẽ trở thành nhóm lớn nhất trong Quốc hội, sau khi cử tri Đức đã tặng một đòn trí mạng cho các đảng truyền thống ở nước này. Đảng CDU của bà Merkel và người chị em của đảng này là đảng CSU cùng chung hoàn cảnh có số phiếu khá tệ. Đảng lớn nhất của Đức SPD, được bà Merkel coi như một “đồng minh lớn”, cũng không có kết quả khả quan hơn.

Phát biểu trước những người ủng hộ, bà Merkel cho biết, kết quả cuộc bầu cử đã trao cho bà nhiệm vụ lãnh đạo đất nước, tuy nhiên, thành công của AfD khiến bà sẽ phải có những phân tích sâu sắc để thấu hiểu hơn nữa những mối quan tâm của cử tri. “Sự xuất hiện của AfD tại Quốc hội là một thách thức lớn đối với chúng ta. Chúng ta muốn giành lại các cử tri đã bỏ phiếu cho AfD”, bà phát biểu.

Các cuộc thăm dò trước đó cho thấy nhóm CDU/ CSU của bà Merkel sẽ là nhóm lớn nhất trong Quốc hội, nhưng vẫn giảm nhiều, chỉ còn 33,55% số ghế, so với con số 41,5% năm 2013. SPD giảm từ 25,7% xuống còn 21% - một kết quả gây sốc cho đảng này. Đây là kết quả tồi tệ nhất của CDU kể từ năm 1949.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu bầu cử FORSA do tổ chức ZDF của Đức mới công bố, thì đảng AfD, vốn chỉ mới được thành lập cách đây 4 năm, đã trở thành đảng cánh hữu đầu tiên trong Quốc hội Đức kể từ năm 1961, với dự đoán là 13%.

Lãnh đạo SPR Martin Schulz cho rằng, kết quả cuộc bầu cử “là một thất vọng cay đắng”, và đảng này sẽ không tiếp tục liên minh với bà Merkel. Trong chiến dịch tranh cử, ông Schulx cũng cảm thấy khó có thể ở vào vị trí đối lập hiệu quả đối với bà Merkel trong khi đảng của ông liên quan chặt chẽ đến các quyết sách của bà. Nói một cách biểu tượng hơn, nếu SPD vẫn trong liên minh của bà Merkel, thì AfD vẫn là đảng đối lập lớn nhất.

Sự trỗi dậy của AfD

Chủ tịch đảng AfD ở Berlin, ông Georg Pazderski tuyên bố thành công của đảng này “là một chấn động chính trị”. Được thành lập từ năm 2013, AfD đã nổi lên nhờ thái độ chống nhập cư và sự chống đối quyết định của bà Merkel mở đường biên giới cho hơn 1 triệu người di cư, trong đó chủ yếu là những người chạy trốn bạo lực và khủng bố từ Trung Đông. Một số đối thủ chính trị của bà Merkel cho rằng chính quyết định này đã dẫn đến chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo ở Đức.

Theo cuộc điều tra bỏ phiếu do Infratest Dimap tiến hành, AfD đã thăm dò kỹ lưỡng ở Đông Đức, thu hút 21,5% số phiếu bầu. Theo dự báo, ở phía Tây, đảng này đạt được khoảng 11% số phiếu. Kết quả này khiến AfD trở thành đảng lớn thứ hai ở phía Đông, sau CDU.

Ông Pazderski phát biểu: “Đây là lần đầu tiên nước Đức có một đảng bảo thủ bên cạnh những người Dân chủ Thiên Chúa giáo. Điều này có lẽ bởi họ di chuyển ngày càng xa hơn về phía cánh tả, còn chúng tôi lại dịch chuyển về phía… chân không. Đây là một ngày tuyệt đẹp đối với nền dân chủ nước Đức và châu Âu”.

Bà Alice Weidel, một lãnh đạo của AfD, nói với những người ủng hộ rằng bà sẽ giữ lời hứa kêu gọi một ủy ban điều tra quyết định của bà Merkel cho phép hơn 1 triệu người tị nạn vào nước Đức năm 2015. Người phụ nữ này đã nhiều lần tuyên bố bà Merkel cần phải bị “trừng phạt” vì những quyết định của bà trong vấn đề người tị nạn.

Đối lại, nhiều cuộc biểu tình tuần hành đã diễn ra bên ngoài trụ sở đảng AfD sau khi kết quả tạm thời được đưa ra. Những người biểu tình hô vang: “Phát xít cút đi” và “Hãy cùng nhau nói rằng những người tị nạn được chào đón ở nơi này”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.