Chết thật rồi và chết não có gì khác nhau?

Chỉ trong ngày 19/12, tại Học viện Quân y có gần 1.500 người đăng ký hiến mô, tạng khi chết não. Và sự kiện này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục Việt Nam.

Chết thật rồi và chết não có gì khác nhau?
Chết thật rồi và chết não có gì khác nhau? ảnh 1

Một ca ghép tạng tại BV Việt Đức

Đó là một kỷ lục đáng mừng của những tấm lòng đẹp. Đặc biệt, hai ngày trước khi diễn ra sự kiện “Ngày hội chung tay vì sự sống năm 2015” diễn ra tại Học viện Quân y, thì tại Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ đã thực hiện cùng một lúc 4 ca ghép tạng từ một người cho chết não. Trong đó, có bệnh nhân đang rất nguy kịch vì bệnh tim đã được cứu sống. Trong khi, một cơ thể bị chết não có thể ghép cho khoảng 10 bệnh nhân.

Nhưng cũng tại Bệnh viện Việt-Đức, trung bình mỗi ngày có từ 2-3 trường hợp chết não, nhưng trong 5 năm qua, mới chỉ có gần 30 trường hợp chết não hiến tạng. Và, trong cả nước, từ năm 2006 đến nay, trên cả nước có hơn 1.000 trường hợp được ghép mô, tạng nhưng nguồn mô, tạng hiến để ghép chủ yếu từ người đang sống, trong khi nguồn tạng từ người cho chết não rất ít.
Vậy câu hỏi đặt ra, tại sao việc hiến tạng vẫn quá ít như vậy?

Trước hết, cần phải nói rằng, chuyện đăng ký hiến mô tạng khi chết não còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Với tư duy khi chết phải toàn thây, việc hiến mô, tạng với người Việt Nam là không dễ. Nhưng với cách sống khá cởi mở, không còn quá mê tín như hiện nay thì chắc chắn sẽ có nhiều người sẵn sàng hiến tạng, mô nếu họ thực sự yên tâm: Chỉ khi chết rồi thì mới bị lấy đi các mô, tạng. Và quan trọng hơn, phần đông chúng ta không hiểu rõ về khái niệm chết não. Chính vì chưa hiểu rõ việc này, họ không khỏi e dè và lo sợ.

Vậy chết thật rồi và chết não có gì khác nhau?

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là: Liệu chết não rồi, người đó vẫn có thể duy trì sự sống? Đây là điều các nhà khoa học, các bác sĩ phải có sự phân tích thật kỹ, dễ hiểu để mọi người có thể thấu hiểu và tin tưởng. Nếu không, người chết não đã ký hiến tặng mô, tạng đi nữa, nhưng người nhà họ chưa chắc đã đồng ý cho lấy mô, tạng vì cho rằng người đó vẫn sống, dù là sống thực vật.

Do đó, rất cần chiến dịch tuyên truyền một cách có hệ thống, bài bản hơn nữa để mọi người cùng hiểu. Và ngoài những “ngày hội”, vào những ngày thường, người muốn hiến mô, tạng có thể đến đâu và thủ tục như thế nào?

Nhưng một phần rất quan trọng là, luật rất cần chế tài rõ ràng để ngăn chặn những người lạm dụng (chưa chết não hẳn đã xác nhận là chết), hoặc lợi dụng việc hiến tặng này để mưu cầu lợi ích riêng – đây là mối lo ngại nhất với tất cả những người muốn làm việc thiện nói chung.

Theo Lao động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ