- Đối với bộ môn thừa nhà giáo nhưng lãnh đạo phân công không đồng đều cho các nhà giáo cùng bộ môn.Ví dụ: có 5 nhà giáo dạy chưa đủ tiết quy định thậm chí có nhà giáo chỉ có 8-10 tiết/tuần nhưng có nhà giáo dạy quá tiết quy định 20 tiết/tuần(tất cả cùng bộ môn). Vậy nhà giáo thừa định mức có được nhận tiền lương dạy thêm giờ hay không?
Tran Thi Minh Thao (thaotranthiminh@yahoo.com.vn)
(ảnh minh họa: internet) |
Trả lời: Điểm b, khoản 2, mục II Thông tư liên tịch số 50/2008-BGDĐT-BNV-BTC ngày 9/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định: Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, thì tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp và quyết toán vào cuối năm tài chính. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị, bộ môn thiếu định mức biên chế. Đơn vị, bộ môn không thiếu nhà giáo theo định mức biên chế thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, thai sản theo quy định phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
- Theo thư của bạn, trả tiền lương dạy thêm giờ (được hiểu là quyết toán) theo năm học (nếu vào cuối năm tài chính) là đúng quy định.
- Theo thư của bạn, “đối với bộ môn thừa nhà giáo” được hiểu là “bộ môn không thiếu nhà giáo” thì theo Thông tư trên, nếu bộ môn đó không có nhà giáo nghỉ ốm, thai sản theo quy định phải bố trí nhà giáo khác dạy thay thì nhà giáo thừa định mức tiết dạy sẽ không được nhận tiền lương dạy thêm giờ.
GD&TĐ Online