Chế độ ăn uống của con người gây “thảm họa” cho Trái đất

Thực phẩm từ chăn nuôi gia súc gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái
Thực phẩm từ chăn nuôi gia súc gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái

Để tránh hai viễn cảnh trên, sự thay đổi mạnh mẽ trong chế độ ăn uống toàn cầu là cần thiết - trong đó cần giảm tiêu thụ đường và thịt đỏ đi gần 1/2, tăng gấp đôi tiêu thụ rau củ, trái cây và các loại hạt, theo công bố của nhóm nghiên cứu trên tạp chí y khoa The Lancet.

Hiện tại, trên thế giới còn gần một tỉ người bị đói và hơn 2 tỉ người khác đang ăn quá nhiều thực phẩm có hại khiến bùng phát các bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim. Theo báo cáo mới nhất của Global Disease Burden, chế độ ăn uống không lành mạnh là tác nhân gây nên 11 triệu ca tử vong sớm mà theo nghiên cứu có thể tránh khỏi mỗi năm.

Nông nghiệp - ngành đã biến đổi gần 1/2 bề mặt đất liền của Trái đất tiêu thụ khoảng 70% nguồn cung nước ngọt toàn cầu trong quá trình canh tác.

“Để có cơ hội nuôi sống được 10 tỷ người vào năm 2050 trong phạm vi của hành tinh này - giới hạn khả năng Trái đất có thể chịu được - chúng ta cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, giảm lãng phí thực phẩm và đầu tư vào công nghệ làm giảm tác động môi trường” - Đồng tác giả nghiên cứu Johan Rockstrom - Giám đốc Viện Nghiên cứu về tác động biến đổi khí hậu Potsdam (Đức), cho biết.

Nền tảng cho cuộc “chuyển đổi dạng thực phẩm vĩ đại” được yêu cầu trong bài nghiên cứu là một chế độ ăn kiêng cho con người giới hạn năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày khoảng 2.500 calo.

Chế độ ăn kiêng này cho phép tiêu thụ từ 7 - 14 gram thịt đỏ mỗi ngày. Để so sánh, một miếng thịt hamburger thông thường sẽ rơi vào khoảng 125 - 150 gram. Đối với phần lớn các quốc gia giàu có và một số quốc gia mới nổi như Trung Quốc và Brazil, điều này tương đương với việc giảm gấp 5 - 10 lần lượng thịt tiêu thụ.

Gia súc không chỉ làm tăng lượng khí mê tan khổng lồ làm nóng Trái đất, nhiều khu rừng lớn có khả năng hấp thụ khí carbon - phần lớn là ở Brasil bị chặt mỗi năm để phục vụ cho hoạt động chăn nuôi.

“Đối với khí hậu, chúng ta biết than là nhiên liệu gây hại nhất trong các loại nhiên liệu hóa thạch. Sản phẩm gây hại tương đương với than trong lĩnh vực thực phẩm là thịt bò” - Rockstrom cho biết.

Phải tốn ít nhất 5kg ngũ cốc để sản xuất ra 1kg thịt khi so tỉ lệ trong chăn nuôi. Và khi miếng bít tết bò hoặc cừu đó được đưa lên đĩa, khoảng 30% khẩu phần thừa lại sẽ bị ném vào thùng rác. Các sản phẩm từ sữa cũng bị giới hạn tiêu thụ. Đồng thời, chế độ ăn kiêng đòi hỏi tiêu thụ gấp đôi các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng cùng với các loại hạt, trái cây và rau củ khác.

Các loại ngũ cốc bị coi là nguồn dinh dưỡng thiếu lành mạnh. “Chúng ta không thể cung cấp cho mọi người một chế độ ăn uống lành mạnh trong khi cân bằng các nguồn lực của hành tinh. Lần đầu tiên trong 200.000 năm lịch sử của loài người, chúng ta hoàn toàn mất đồng bộ với hành tinh và thiên nhiên”, Tổng biên tập của Lancet Richard Horton phát biểu.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ