Châu Âu lùi dự án vũ trụ: Nga vượt mặt dẫn đầu?

Việc Anh rời khỏi EU đang đẩy châu Âu đứng trước nguy cơ bị Nga vượt mặt trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ vũ trụ.

Châu Âu lùi dự án vũ trụ: Nga vượt mặt dẫn đầu?

Châu Âu lùi kế hoạch đầu tư cho dự án vũ trụ

Việc nước Anh quyết định rút khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) đã ảnh hưởng nặng nề đến chính sách cũng như toan tính của các quốc gia này.

Cụ thể, Ủy ban châu Âu đã phải lùi kế hoạch đầu tư cho dự án vũ trụ của mình đến sau năm 2020, dù đây là một chương trình rất quan trọng đối với chính sách không gian của EU.

Tuyên bố trên dường như tiếp tục là một cú sốc đối với cộng đồng các quốc gia châu Âu khi không lâu trước đó EU từng bày tỏ việc thúc đẩy các dự án vũ trụ sẽ tạo ra sự gắn kết cũng như đột phá trong nội bộ tổ chức này.

Chau Au lui du an vu tru: Nga vuot mat dan dau? - Anh 1

Ủy ban châu Âu đã phải lùi kế hoạch đầu tư cho dự án vũ trụ của mình đến sau năm 2020.

Còn nhớ, hôm 25/1, ông Philippe Brunet, Giám đốc DG Growth, phụ trách thị trường nội khối, công nghiệp và doanh nghiệp cho biết, Ủy ban châu Âu đang tìm kiếm vốn để tài trợ chương trình nghiên cứu phát triển tên lửa tái sử dụng, một công nghệ đang được xem là mang tính cách mạng trong cuộc đua vào không gian hiện nay.

Tuy nhiên nguồn tài chính cho chương trình không nằm trong dự trù kế hoạch ngân sách hiện nay mà phải đợi tới ngân sách giai đoạn 2021-2027. Do vậy dù không muốn EU vẫn phải chấp nhận lùi kế hoạch đầu tư cho dự án vũ trụ.

Lý giải việc này, ông Philippe Brunet cho rằng, các đàm phán về Brexit làm cho EU khó định hình được số vốn hiện có dành cho các dự án vũ trụ trong khi đang xem xét ngân sách từ nay đến năm 2020.

“Ủy ban cũng tính đến việc đề xuất vấn đề này trong lần xem xét ngân sách tiếp theo, dự kiến diễn ra từ nay đến cuối năm. Việc giải ngân khoản vốn cho chương trình không gian châu Âu cùng lúc được coi là quá ít và quá chậm”, nguồn tin cho hay.

Trước những sóng gió từ việc Anh rời EU cùng phát biểu cứng rắn của tân tổng thống Mỹ Donald Trump, châu Âu đang đối mặt với bài toán đổi mới hoặc chấp nhận thất bại.

Ngày 28/1, các nhà lãnh đạo 7 nước gồm Bồ Đào Nha, Pháp, Italya, Hi Lạp, Tây Ban Nha, Cyprus và Malta dự kiến nhóm họp tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha nhằm tìm kiếm hướng đi đối phó với những khó khăn.

Nội dung chính được thảo luận tại hội nghị bao gồm thúc đẩy phát triển kinh tế và đầu tư tại châu Âu, giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay.

Trước đó, ngày 24/1, trong một tuyên bố phát đi, Thủ tướng Bồ Đào Nga Antonio Costa khẳng định trước sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ và phong trào dân túy, EU cần xây dựng các chương trình cải cách khẩn cấp để vượt qua các cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội và kinh tế đang đe dọa làm suy yếu toàn khối.

Châu Âu tụt hậu với Nga?

Việc Ủy ban châu Âu lùi kế hoạch đầu tư cho dự án vũ trụ của mình đến sau năm 2020 đang đẩy EU đứng trước nguy cơ bị Nga vượt mặt trong lĩnh vực quan trọng này.

Thực tế thời gian qua, dù liên tiếp nhận lệnh trừng phạt mới về kinh tế của châu Âu nhưng chính quyền tổng thống Putin vẫn không ngừng đầu tư cho các dự án vũ trụ.

Hồi cuối tháng 12 vừa qua, tờ Sputnik dẫn thông báo từ Viện nghiên cứu Vũ trụ Nga thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Nga và Đại học Kỹ thuật Quốc gia Moskva cho biết, Viện này đang phát triển 3 mẫu robot tự hành khám phá Mặt trăng, trong đó có loại robot hoạt động bằng năng lượng hạt nhân.

Chau Au lui du an vu tru: Nga vuot mat dan dau? - Anh 2

Nga sẽ dẫn đầu thế giới với chương trình tàu kéo không gian dùng năng lượng hạt nhân.

"Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển mẫu robot tự hành mới cho công cuộc khám phá Mặt trăng", Viện Nghiên cứu Vũ trụ cho biết trong một bản báo cáo. Loại robot tự hành dùng năng lượng hạt nhân có thể có trọng lượng tới 550-750 kg, viện này cho biết thêm.

Cơ quan hàng không vũ trụ Nga có kế hoạch sử dụng mẫu robot này tại vùng cực của Mặt trăng nơi có rất ít ánh nắng mặt trời. Với việc được trang bị năng lượng hạt nhân, loại robot tự hành có thể hoạt động bằng 2 loại năng lượng: mặt trời và hạt nhân. Loại robot này có thể hoàn thành nhiệm với quãng đường lên tới 400km.

Ngoài những lợi thế kể trên, robot dùng năng lượng hạt nhân còn có ưu điểm mang được khối lượng thiết bị lên tới 70kg. Vì vậy, Nga dự kiến trang bị cho robot này cả máy khoan có thể đào sâu tới 1,5km để lấy mẫu đất. Đặc biệt, robot hạt nhân này được còn được trang bị tới 16 cảm biến để nghiên cứu địa chấn trên Mặt Trăng.

Cùng với sự táo bạo của robot năng lượng hạt nhân, Nga còn khẳng định mình có quyền được gọi là cường quốc dẫn đầu thế giới khi đang phát triển tàu kéo không gian chạy bằng động cơ hạt nhân. Chương trình đầy tham vọng này là sản phẩm của Tập đoàn tên lửa vũ trụ Energia.

Tầu kéo không gian phục vụ mục đích bảo vệ Trái đất khỏi mối nguy thiên thạch tấn công và để dọn sạch các vệ tinh đã hết hạn sử dụng khỏi quĩ đạo. Với sức kéo hạt nhân, thiết bị vũ trụ mạnh này có thể bay đến Mặt Trăng trong khoảng thời gian 20-30 ngày.

Với sự rạn nứt từ việc Anh rút khỏi EU hay như thái độ dửng dưng của chính quyền tân tổng thống Mỹ Donald Trump, những nguy cơ mà châu Âu phải đối mặt không hề đơn giản. Trong bối cảnh đó, sư vươn lên mạnh mẽ của Nga đang là thách thức hàng đầu cho EU, khiến liên minh này đứng trước bài toán cải cách hoặc thất bại.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?