Chàng trai 25 tuổi sống trong hình hài cậu bé

GD&TĐ - Bước qua tuổi 25, trông Tomasz Nadolski (Ba Lan) trông vẫn chẳng khác gì một cậu bé 12 tuổi do bệnh Fabry.

Chàng trai 25 tuổi sống trong hình hài cậu bé

Tomasz Nadolski (Ba Lan) chỉ có ước muốn được trông giống như những người cùng tuổi 25. Thế nhưng, mỗi khi soi gương, anh chỉ nhìn thấy một đứa trẻ. "Thể xác này chẳng khác gì nhà tù. Đó không phải là tôi", Nadolski buồn bã.

Nhìn bề ngoài, không ai nghĩ rằng Nadolski đã 25 tuổi. Ảnh: AG.

Nhìn bề ngoài, không ai nghĩ rằng Nadolski đã 25 tuổi.

Theo News, Nadolski xuất hiện triệu chứng bất thường từ năm 7 tuổi. Cậu bé ngày ấy cứ ăn xong lại nôn mửa nên rất gầy, đến mức bị bạn bè trêu là "bộ xương". Bên cạnh đó, Nadolski bị đau dạ dày, bàn tay, bàn chân.

Suốt thời gian dài, các bác sĩ không biết chuyện gì xảy ra với Nadolski. Một số chuyên gia nghi ngờ nguyên nhân do tâm lý bất ổn và khuyên bố mẹ cậu bé cho con ăn nhiều hơn. 

"Bố mẹ tôi rất đau lòng. Họ biết có điều gì đó không ổn nhưng tin vào kết luận của bác sĩ", Nadolski kể. 16 tuổi, chàng trai trẻ mới được chẩn đoán mắc bệnh Fabry, một rối loạn di truyền hiếm gặp do thiếu hụt gen. 

Không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể, căn bệnh của Nadolski khiến mối quan hệ giữa anh và gia đình trở nên căng thẳng. Ai cũng cư xử với anh như một đứa trẻ con. "Ở nhà, tôi chỉ ngồi trong phòng một mình. Nhiều năm nay, tôi cảm thấy cô đơn và thiếu thốn tình thương", Nadolski trải lòng.

Mỗi lần ra đường, tâm trạng Nadolski còn tệ hơn. "Những chàng trai bằng tuổi đều cao hơn tôi. Họ ăn mặc đẹp và thường đi cùng bạn gái trong khi tôi mãi không lớn được", anh nói. Tệ hơn, mỗi lần trình thẻ căn cước, ai cũng nghĩ Nadolski làm giả giấy tờ.

Căn bệnh di truyền khiến Nadolski không thểlớn. Ảnh:Gazeta.pl.

Căn bệnh di truyền khiến Nadolski không thể lớn.

Hiện nay, Nadolski không thể ăn uống bình thường. Để cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, anh truyền dịch 20 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, anh phải dùng thuốc giảm đau. Chưa kể, bàn chân biến dạng buộc anh sử dụng loại giày đặc biệt. 

"Tôi muốn sống độc lập, có nhà và công việc riêng. Tôi ghen tỵ với mọi bạn đồng lứa", Nadolski nói. "Tương lai khiến tôi sợ hãi. Tôi lo rằng căn bệnh sẽ rút dần sự sống của mình".

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.