"Cha mẹ thông minh" tìm "thầy cô sáng tạo"

GD&TĐ - Thật phi lý nếu chúng ta đòi hỏi tư duy sáng tạo nơi học sinh nhưng lại chấp nhận những rập khuôn, áp đặt trong giáo dục từ thầy cô và cha mẹ.

Cách học thụ động hay chủ động quyết định năng lực sáng tạo nơi học sinh.
Cách học thụ động hay chủ động quyết định năng lực sáng tạo nơi học sinh.

Trước thềm năm học mới 2018 – 2019, bên cạnh việc chọn trường lớp cho trẻ, nhiều phụ huynh tìm đến chương trình tiếng Anh liên môn, tăng cường để bổ trợ kiến thức, kích thích sáng tạo trong tư duy học tập của con. Từ phía nhà trường, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng được chuẩn bị và mở ra nhiều lộ trình phát triển tối ưu cho mỗi học sinh.

Tuy nhiên, “Quá trình chuyển hóa sáng tạo không thể thiếu những chất xúc tác từ phụ huynh và thầy cô. Nếu chọn một chương trình hiện đại nhưng gặp người hướng dẫn có tư duy và kỹ năng còn cũ kỹ, chúng ta khó mong chờ một kết quả khác biệt”, ông Trương Minh Châu, Giám đốc Đào tạo chương trình iSMART chia sẻ.

Ba hạt giống của lớp học sáng tạo

Cách học thụ động hay chủ động quyết định năng lực sáng tạo nơi học sinh.
Cách học thụ động hay chủ động quyết định năng lực sáng tạo nơi học sinh. 

Theo ông Châu, để “gieo” sáng tạo trong lớp học cần ươm mầm ba “hạt giống”: nhận thức, trao quyền chủ động và rèn luyện.

Với “hạt giống nhận thức” đầu tiên, giáo viên sáng tạo luôn có một bộ máy ra-đa để dò đúng sự thú vị, hứng thú, mối quan tâm của học sinh giữa bài học và thực tế. “Toán ở khắp mọi nơi. Hãy chỉ cho bọn trẻ thấy những phép tính đại số khi chủ cửa hàng tạp hóa thối tiền cho khách, thấy ứng dụng tích phân để làm chiếc xe máy ngừng lại hay hiểu về cách mà số Pi nằm thật đẹp trong chiếc bánh đa, biển báo, hay bất cứ hình tròn nào có trên đời”, ông nói.

Bên cạnh đó, mỗi học sinh cần được trao quyền chủ động để dũng cảm chấp nhận bản thân, chọn cho mình một tư duy lũy tiến(growth mindset). Ông Châu cho rằng:  “Tư duy lũy tiến khuyến khích sự tự học, tự khám phá, tự tin phản biện theo quan điểm cá nhân và thúc đẩy sáng tạo nơi học sinh. Đâu đó trong gia đình và nhiều khoảnh khắc trên lớp, trẻ có thể cho rằng mình không có trí tưởng tượng bằng bạn bè, hoặc mình không thông minh đủ, không tài năng đủ hay không mạnh dạn đủ. Việc của giáo viên là đập gỡ bức tường thụ động đó xuống”.

Hạt giống cuối cùng vẫn là việc thực hành. “Thực hành sáng tạo có lẽ sẽ gây ra một ít lộn xộn trong lớp học, nhưng lớp học thì luôn vui vẻ tưng bừng và hoạt động 200% công suất”, ông Châu nói. Bằng cách “remix” (phối lại) bài học, có thể là thêm vào một bài hát, vè, thơ, một đoạn phim ngắn, sao chép một ý tưởng trên mạng, để học sinh nhảy, hát nhép, vẽ tranh, thí nghiệm, thảo luận, tranh luận…, giáo viên đã kết hợp nhiều thể thức sáng tạo và tạo ra một “văn hóa thúc đẩy rèn luyện sáng tạo trong lớp học”.

Thầy cô sáng tạo “xây” lớp học thông minh

Việc có nên đặt ra nhiều quy tắc trong lớp học hay không là một vấn đề gây tranh cãi, cần kỹ năng xử lý khéo léo.
Việc có nên đặt ra nhiều quy tắc trong lớp học hay không là một vấn đề gây tranh cãi, cần kỹ năng xử lý khéo léo. 

Nhà giáo Nguyễn Áng từng đặt một vấn đề: “Nếu học sinh khác ý thầy cô và sách mà vẫn đúng thì sao?”. Liệu có khả năng đó xảy ra không? Ông từng chia sẻ nhiều câu chuyện mà trong đó, bản thân học sinh là nhân tố bất ngờ nhất của lớp học, ẩn chứa những tiềm năng mạnh mẽ. Thực tế, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều là những bản thể cá tính và sáng tạo. Có chăng cách giáo dục áp đặt đã đóng khuôn những tâm hồn đó?

So với cách dạy học truyền thống thầy đọc - trò chép, những lớp học tiếng Anh trong trường công lập đang dịch chuyển dần sang lớp học thông minh. Giáo viên cần phải là người nhiệt huyết suốt buổi học, khơi dậysự chủ động nơi học sinh, tạo mối quan hệ thân thiết với học trò, khả năng giảng dạy có tính khoa học (scientific competence), sử dụng quy tắc thay vì áp đặt… Đó là những bài toán mà ông Châu gặp trong quá trình huấn luyện giáo viên và phát triển mô hình Lớp học tiếng Anh qua Toán và Khoa học iSMART. Cộng đồng “giáo viên sáng tạo” của iSMART luôn được đào tạo và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn Pearson để thích ứng với trước mắt là thế hệ iGen, thế hệ Alpha (thế hệ sinh năm 1995 – 2012 và 2013 - 2025).

Việc kết hợpToán, Khoa học – Tiếng Anh không chỉ đa dạng hóa hình thức học tập mà còn giúp việc tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả theo cấp số cộng. “Ví dụ như việc học về các phép Toán bằng tiếng Anh, các thuật ngữ khoa học bằng tiếng Anh sẽ giúp học sinh phát triển song hành tư duy kép: tư duy logic và tư duy ngôn ngữ. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy hỗ trợ giáo viên rất nhiều để kiến tạo những môi trường sáng tạo”, ông Châu nhận định.

Việc ứng dụng bài giảng số với tài nguyên đồng bộ hóa trên toàn thế giới khiến lớp học trở nên “không biên giới”, phá bỏ những rào cản hội nhập quốc tế.

Vì lẽ đó, việc chọn cho con một lớp học thông minh tại trường trong năm học mới 2018 – 2019 là một bước khởi đầu vững chắc để củng cố trí tuệ, phát triển sáng tạo và nuôi dưỡng đam mê.

Học sinh khác ý thầy cô và sách mà vẫn đúng

Mỗi đứa trẻ là một tiểu hành tinh độc lập với những tư duy riêng biệt và óc sáng tạo vượt ra ngoài khuôn khổ. Đồng hành cùng con trên hành trình khám phá thế mạnh vượt trội đó bằng cách chọn cho trẻ một chương trình sáng tạo, độc đáo:

iSMART – Chương trình học tiếng Anh qua môn Toán & Khoa học

Website: www.ismart.edu.vn

Facebook: fb.com/ismart.teachers

Hotline: 0932 456 913 (HN) | 0901 456 913 (HCM)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ