Cha mẹ đã vô tình khiến con trở nên tự ti như thế nào?

Nhiều cha mẹ đôi khi không để đến những hành động, lời nói của mình đối với con, điều đó dễ khiến cho trẻ mất tự tin vào chính bản thân mình.

Cha mẹ đã vô tình khiến con trở nên tự ti như thế nào?

So sánh con với người khác

Có thể cha mẹ chỉ muốn con có thêm động lực để phấn đấu nhưng phần lớn trẻ chỉ thấy sự không hài lòng của cha mẹ với tất cả những gì trẻ có mà thôi.

Khi bị so sánh quá nhiều với “con nhà người ta”, tâm lý của con sẽ dần dần tự mặc định bản thân không bao giờ bằng người khác, luôn thua kém người khác cộng thêm cảm giác dường như cha mẹ luôn coi mình là đứa kém cỏi.

Từ đó, sự tự ti của trẻ sẽ ngày càng lớn thêm khiến trẻ không thể thể hiện được những khả năng của mình chỉ vì lo sợ không làm được giống như mọi người.

tu-ti-blogtamsuvn (1)

Không xem trọng giấc mơ của con

Có lần nào khi nghe con nói con muốn làm Thủ tướng hay diễn viên đoạt giải Oscar mà người lớn chúng ta đã cười phá lên rồi chọc nghẹo trẻ chưa?

Nếu từng có thì đừng bao giờ như thế nữa ba mẹ nhé. Mọi giấc mơ của con dù dưới cái nhìn chúng ta là có vẻ xa vời, viển vông nhưng nó luôn có giá trị tinh thần rất lớn với trẻ.

Nếu lo lắng con mình có suy nghĩ thiếu thực tế, cha mẹ thay vì trêu đùa hay la mắng thì hãy giải thích cho con hiểu những điều con cần có để trẻ có thể hiểu được những khó khăn thật sự.

Cha mẹ đừng quên một điều rằng mọi ước mơ đều sẽ thành hiện thực nếu có sự nỗ lực. Vậy nên cha mẹ hãy dạy con tự tin bằng cách đừng dập tắt niềm vui và phấn khởi của trẻ và hãy tin tưởng con nhiều hơn.

Nói với con “điều đó dễ lắm”

Thông thường cha mẹ cho rằng nói “chuyện đó dễ làm lắm con” sẽ giúp trẻ thêm tự tin nhưng hóa ra là ngược lại. Điều này chỉ tạo thêm áp lực cho con là bắt buộc phải làm được và khi trẻ sẽ có cảm giác không tin tưởng bản thân nếu thấy vấn đề đó khó khăn với mình trong khi cha mẹ lại thấy “dễ dàng”.

Thay vì nói như thế, cha mẹ hãy dạy con tự tin bằng cách như: “Cha mẹ tin là con sẽ làm được mà!”. Như thế khi hoàn thành công việc, trẻ sẽ thấy lời cha mẹ nói là đúng và sẽ càng tự tin hơn vào mình.

Phàn nàn về ngoại hình của mình

Ngoại hình là vấn đề hết sức nhạy cảm kể cả với người lớn và con trẻ. Khi nói “Con cần giảm cân đấy”, có thể cha mẹ không có ý chê bai nhưng biết đâu đó lại đụng chạm đến cảm nhận của con.

Lứa tuổi trẻ em rất dễ chịu tác động từ lời nói bên ngoài, nhất là khi nói về hình dáng. Điều đó có nghĩa là khi cha mẹ phàn nàn về cơ thể chính mình, nó cũng sẽ tác động tới việc trẻ ngộ nhận rằng con người cần phụ thuộc rất nhiều vào ngoại hình.

tu-ti-blogtamsuvn (2)

Điều tốt nhất cha mẹ cần làm là giúp con hiểu rằng ngoại hình không phải là điều quan trọng nhất, vẻ đẹp thật sự của một người không nằm ở việc người đó nhìn như thế nào. Một khi hiểu được như thế, trẻ sẽ không bao giờ thấy tự ti về những khuyến khuyết trên cơ thể nữa.

Khen quá nhiều

Khen ngợi luôn là cách thức động viên cần thiết, nhưng khen quá nhiều, khen không đúng việc sẽ không phải là cách dạy con tự tin tốt nhất, thậm chí còn khiến trẻ dần dần không nhận ra được khả năng thật sự của mình khi dù làm bất cứ việc gì cũng được cha mẹ khen “làm tốt lắm”.

Cha mẹ nên dùng câu nói cụ thể hơn như: “Mẹ tự hào về con”, “Con thật sáng tạo khi làm như thế” hay “Mẹ luôn ủng hộ con” vào những việc có sự nỗ lực thật sự của con. Khi đó con sẽ không còn tự ti vào năng lực cũng như nhìn rõ hơn trách nhiệm khi làm việc của mình.

Theo Giadinhvietnam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ