Căng thẳng trong chính trường nước Mỹ: Bộ trưởng Bộ Tư pháp William Barr sẽ từ chức?

Căng thẳng trong chính trường nước Mỹ: Bộ trưởng Bộ Tư pháp William Barr sẽ từ chức?

Chỉ trong vài ngày diễn ra sự kiện Roger Stone, quan hệ giữa người đứng đầu Nhà Trắng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Tổng chưởng lý) Hoa Kỳ William Barr đã nguội lạnh. Trên Twitter của mình, ông Donald Trump kích động lời kêu gọi từ chức. Dư luận đang dấy lên những nghi ngờ về áp lực có thể xảy ra đối với cuộc điều tra và kêu gọi William Barr từ chức.

Từ câu chuyện mang tên Roger Stone

Phiên điều trần ngày 18/2 sẽ là lần đầu tiên sau vụ bê bối liên quan đến việc làm sai lệch quan điểm của các công tố viên nhà nước. Theo kế hoạch, bản án dành cho Roger Stone sẽ được tuyên vào ngày 20/2.

Chiến lược gia Roger Stone là một trong những nhân vật thân cận nhất của ông Donald Trump. Vào tháng 11/2019, ông Roger Stone đã bị cáo buộc về lời khai sai, đe dọa một nhân chứng và cố gắng can thiệp vào quá trình điều tra. Ông đã bị giam giữ tại Fort Lauderdale, Florida vào ngày 25/1/2019.

Đại diện của Công tố viên đặc biệt Robert Muller, người điều tra vụ can thiệp của Nga trong chiến dịch bầu cử năm 2016, đã coi cựu Trợ lý Tổng thống Mỹ có liên quan đến các nỗ lực thu thập tài liệu của các tin tặc từ tổ chức khét tiếng WikiLeaks nhằm phá hoại danh tiếng của cựu ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Vào ngày 10/2, Roger Stone bị đề nghị với án tù từ 7 năm 3 tháng đến 9 năm tù. Ngay lập tức, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng tấn công các tác giả của đề xuất này.

“Đây là một tình huống tồi tệ và rất không trung thực. Các tội ác thực sự ở phía bên kia, nhưng chúng không hề hấn gì. Không cho phép công lý đồi bại như thế được!” - người đứng đầu Nhà Trắng viết trên Twitter của mình. Ngay ngày hôm sau, công tố đã đưa ra một bản kiến nghị mới, nhẹ nhàng hơn.

Những kiến nghị trước đây không phản ánh chính xác quan điểm của Bộ Tư pháp. Mặc dù lập trường của Hoa Kỳ vẫn cho rằng tước quyền tự do là một biện pháp chính đáng. Tuy nhiên, chính phủ cho rằng, mức án từ 87 đến 108 tháng tù là không thể chấp nhận và không đáp ứng lợi ích của công lý. Chính phủ khẳng định, phạt tù dưới mức trên là hợp lý.

Ngay sau đó, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã cáo buộc ông Trump “can thiệp chính trị” trong vụ việc.

“Đây là lạm quyền - Tổng thống một lần nữa cố gắng thao túng luật liên bang để ủng hộ lợi ích chính trị của mình. Nước Mỹ không có chuyện như vậy”, bà Nancy Pelosi nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Donald Trump từ chối nỗ lực can thiệp, tuyên bố rằng ông không yêu cầu Bộ Tư pháp thay đổi quan điểm trong bản án. “Không, không có gì cả. Họ đã xử rất tệ với ông ta (Stone - ND). Và tôi muốn cảm ơn Bộ Tư pháp đã nhận thấy sự thật kinh hoàng này. Tôi đã nói chuyện với họ (đại diện của công tố viên nhà nước - ND) để họ hiểu. Họ chỉ thấy sự vô lý của bản án 9 năm khi người đó không làm gì. Chúng tôi có những kẻ giết người, nghiện ma túy, nhưng họ không nhận đến 9 năm”, ông Trump nói trong cuộc hội đàm với Tổng thống Ecuador Lenin Moreno.

Bộ trưởng William Barr trước áp lực từ chức?

Đến lượt mình, Tổng chưởng lý Barr phủ nhận nỗ lực can thiệp. “Tổng thống không bao giờ yêu cầu tôi làm bất cứ điều gì về vấn đề này” - ông William Barr cam kết khi trả lời phỏng vấn ABC.

“Tuy nhiên, các tuyên bố công khai trên Twitter về bộ này, về đàn ông và phụ nữ làm việc ở đây, về các vụ án mà bộ này phân tích, cũng như về các thẩm phán xem xét các trường hợp này, dẫn đến việc tôi mất cơ hội làm việc và đảm bảo cho các thẩm phán và công tố viên của bộ hoàn thành nhiệm vụ của mình... Đã đến lúc ngừng Twitter về các vấn đề của Bộ Tư pháp”, ông Barr khẳng định.

Bộ trưởng William Barr nhấn mạnh: “Không ai có thể ảnh hưởng đến tôi hoặc đe dọa tôi, không phải Quốc hội, không phải tòa soạn báo, cũng không phải Tổng thống. Tôi sẽ làm những gì tôi thấy cần phải làm”.

Tuy nhiên, tình hình đã trở nên trầm trọng hơn bởi thực tế là trước khi xuất hiện một bản kiến nghị mới của công tố nhà nước, cả bốn công tố viên liên bang đã ký tên đầu tiên, họ tự buộc tội mình.

Trong bối cảnh ấy, hơn 1.000 cựu nhân viên của Bộ Tư pháp đại diện của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa kêu gọi Bộ trưởng Tư pháp William Barr từ chức. Lời kêu gọi này được công bố vào ngày 16/2 trên mạng xã hội Medium. Khoảng 1.100 cựu công tố viên liên bang và các cựu quan chức Bộ Tư pháp, những người tin rằng việc thay đổi kiến nghị cũ là kết quả của sự can thiệp của ông Donald Trump đã ký tên vào lời kêu gọi.

“Mỗi người chúng tôi cực lực lên án sự can thiệp của Tổng thống Trump và Barr vào sự công bằng của công lý”, tuyên bố nêu rõ. Theo các tác giả của tuyên bố này, hành động của Tổng chưởng lý “và thiệt hại mà ông gây ra cho danh tiếng của Bộ Tư pháp, dựa trên công lý và luật pháp buộc William Barra phải từ chức”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thái Nguyên khai mạc Mùa du lịch năm 2024.

Thái Nguyên khai mạc năm du lịch 2024

GD&TĐ - Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.