Cân nặng - chiều cao: Bao nhiêu cho vừa?

GD&TĐ - Sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ khi còn nhỏ sẽ quyết định tầm vóc, thể lực sau này. Tuy nhiên, hiện nhiều bà mẹ mới chỉ quan tâm đến số cân mà chưa để ý đến chiều cao của trẻ. Điều này dẫn tới tình trạng cân cứ tăng đều đều trong khi chiều cao phát triển không tương xứng, gây thừa cân béo phì và hàng loạt biến chứng đi kèm.

Cân nặng - chiều cao: Bao nhiêu cho vừa?

Béo quá... hóa khổ

Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3.000gam. Nếu cân nặng dưới 2.500 gam thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2.500 gam).

Khuyến cáo là vậy nhưng hiện nhiều bà mẹ chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ. Thậm chí có những người mất ăn mất ngủ khi con chậm tăng cân trong tháng hoặc con nhà mình còi hơn con nhà khác, từ đó ra sức tẩm bổ cho trẻ. Sự quan tâm, lo lắng của cha mẹ là điều dễ hiểu nhưng cũng cần dựa trên khoa học. Thực tế cho thấy không có công thức chung nào với sự phát triển của mỗi đứa trẻ.

Một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường khi ăn đủ nhu cầu sẽ tăng cân hàng tháng. Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh, tăng cân từ 1.000 -1.200 g/tháng. 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500 - 600 g/tháng. 6 tháng tiếp theo chỉ tăng cân từ 300 - 400 g/tháng, khi 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9 - 10 kg). Trẻ từ 2 - 10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4 kg/năm.

Có những trẻ tăng cân nhanh trong giai đoạn đầu đời nhưng lại tăng chậm trong giai đoạn sau. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Vấn đề quan trọng là cha mẹ tự nhận thấy con mình có phát triển bình thường hay không bởi ngoài chiều cao, cân nặng, một đứa trẻ được coi là phát triển toàn diện còn liên quan đến trí tuệ, tinh thần… Hơn nữa, việc quá chú tâm vào cân nặng mà quên đi phát triển chiều cao sẽ dẫn đến việc thừa cân, béo phì lúc nào không hay.

Vậy làm thế nào để cha mẹ đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ về chiều cao và cân nặng. Biện pháp đơn giản nhất là với 2 dụng cụ (cân, thước) thường có sẵn trong các gia đình, cha mẹ có thể cân và đo chiều cao của trẻ vào một ngày nhất định trong tháng. Có thể cân, đo trước lúc trẻ ăn hoặc sau ăn để có số liệu chính xác. Lưu ý với trẻ dưới 2 tuổi đo chiều cao nằm và từ 2 tuổi trở lên đo chiều cao đứng.

Theo dõi “con đường”phát triển của trẻ

Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm, 3 tháng đầu trẻ tăng từ 3 - 4,5 cm/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng từ 2 - 2,5 cm/tháng, 3 tháng tiếp tăng 2 cm/tháng, những tháng tiếp theo tăng từ 1 - 1,5 cm. Khi trẻ 1 tuổi có chiều dài gấp 1,5 lần lúc mới sinh (75 cm), trẻ 2 tuổi chiều cao là 86 - 87 cm (bằng 1/2 chiều cao người trưởng thành). Trẻ 3 tuổi có chiều cao trung bình là 95 - 96 cm. Trẻ từ 4 - 10 tuổi chiều cao tăng trung bình 6,2 cm/năm.

Để phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân hay không, Sau mỗi lần cân, đo trẻ, số cân nặng, chiều cao của trẻ được cha mẹ chấm lên biểu đồ tăng trưởng tương ứng với tháng tuổi của trẻ. Sau đó, nối điểm cân nặng, chiều cao vừa chấm với điểm cân nặng, chiều cao tháng trước, cứ liên tục như vậy sẽ có được “con đường sức khỏe” của trẻ.

Việc trẻ tăng cân và chiều cao đều đặn là dấu hiệu quan trọng của một đứa trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường. Trường hợp không tăng hoặc tăng chậm cũng không nên quá lo lắng bởi khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, bị ốm thì việc ăn uống đôi khi sẽ kém đi.

Tuy nhiên, việc trẻ không tăng cân, chiều cao trong thời gian dài lại là vấn đề đáng lo. Ngoài việc trẻ có thể bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, việc cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng hàng ngày còn khiến trẻ đối diện với nguy cơ bị thiếu vi chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trí tuệ hoặc đây cũng là nguồn cơn của nhiều bệnh khác.

Khoa học đã chứng minh trong 2 năm đầu đời, trí tuệ của trẻ phát triển và đạt 80% so với người trưởng thành. Đây là lý do khiến giai đoạn này được coi là thời kỳ “vàng” cho sự phát triển thể chất, trí tuệ. Do vậy, khi thấy trẻ không phát triển trong thời gian dài, cha mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng của trẻ. Với trẻ này ngoài chế độ ăn giàu năng lượng cần bổ sung thêm sắt, canxi và đa vi chất, đặc biệt là vitamin D… Trường hợp trẻ vừa suy dinh dưỡng vừa có biểu hiện của bệnh như bướu cổ, chậm vận động tinh và thô nên cho trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc và điều trị.

- Dựa vào bảng phân loại dựa theo BMI của Tổ chức Y tế thế giới, cha mẹ có thể phát hiện con mình thừa cân hay suy dinh dưỡng.

- Trẻ được coi là béo phì khi chỉ số cân nặng theo chiều cao vượt quá 2 độ lệch chuẩn (SD) nhưng chưa vượt quá 3 SD (trẻ dưới 5 tuổi). Trẻ từ 5 - 19 tuổi, được xác định thừa cân khi BMI theo tuổi vượt quá 2 SD nhưng chưa vượt quá 3 SD (2SD < BMI theo tuổi (3 SD);

- Khi trẻ có BMI theo tuổi vượt quá 1 SD và chưa vượt quá 2 SD (1SD

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ