Cần động lực phấn đấu để giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới

GD&TĐ - 24 năm trực tiếp giảng dạy, là giáo viên tiêu biểu toàn quốc, nhiều năm liền hướng dẫn học sinh đạt giải cao quốc gia trong các cuộc thi NCKH, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thúy (Trường THPT Nguyễn Du, Bà Rịa Vũng Tàu) bày tỏ sự đồng tình với chủ trương thực hiện hợp đồng giáo viên.

Cô Nguyễn Thị Thúy
Cô Nguyễn Thị Thúy

Cho rằng, được vào biên chế sẽ ít bị áp lực trong công tác, vị trí việc làm ổn định, cô Nguyễn Thị Thúy cho rằng, ưu điểm này theo quan niệm của nhiều người cũng đồng thời đưa đến nhiều bất cập.

Bất cập này càng ngày càng thấy rõ như: thiếu động lực để phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn, không có môi trường cạnh tranh. Những giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi cũng chỉ được trả lương theo quy định của bậc, ngạch giống như những giáo viên có năng lực kém hơn. Lí do này cũng cản trở và kìm hãm sự phấn đấu của giáo viên.

“Chủ trương xóa bỏ biên chế với giáo viên là phù hợp, bởi dù biên chế hay không thì đã là giáo viên với nhiệm vụ dạy người và dạy chữ sẽ không thể thay đổi bản chất. Khi môi trường cạnh tranh về năng lực với tất cả đồng nghiệp ở thế chủ động thì bản thân sẽ càng phải nỗ lực hơn, mà như vậy thì giáo dục sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Đặc biệt, khi thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, yêu cầu với đội ngũ là vô cùng quan trọng. Trong đó, người giáo viên cần phải tự đào tạo mình để đáp ứng với yêu cầu mới. Mà trên thực tế, việc có vào không có ra làm tăng sức ì của giáo viên, ngại đổi mới” - cô Nguyễn Thị Thúy chia sẻ.

Dẫn ra nhiều trường học, đặc biệt là các trường ngoài công lập thực hiện hợp đồng giáo viên mà chất lượng đào tạo vẫn tốt, cô Nguyễn Thị Thúy cho rằng, ở những môi trường như thế, mỗi người đều phải tự nhủ mình phấn đấu để đáp ứng yêu cầu công việc, cạnh tranh lành mạnh.

Tuy nhiên, đây là chủ trương lớn, gắn với đội ngũ giáo viên hùng hậu trên cả nước nên chắc chắn không tránh khỏi khó khăn, việc có người bị “sốc”, không đồng tình ngay cũng là điều dễ hiểu.

“Nhưng tôi tin những thầy cô có tinh thần đổi mới, năng lực và tâm huyết sẽ ủng hộ” – cô Thúy khẳng định.

Liên quan đến vấn đề quản lý giáo viên, cô Nguyễn Thị Thúy cho rằng, nhất thiết phải đề cao tính dân chủ trong nhà trường. Bên cạnh đó, chủ trương mới không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa các giáo viên mà còn tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà trường, lúc đó, người hiệu trưởng sẽ muốn quy tập nhiều giáo viên giỏi để nâng cao chất lượng.

Quyết định của hiệu trưởng còn bị tác động từ ý kiến của phụ huynh, học sinh về giáo viên, Những giáo viên giỏi cũng là người có tiếng nói với học sinh, quyết định số lượng học sinh vào trường học và quyết định sự tin tưởng của phụ huynh với nhà trường nên chắc chắn hiệu trưởng sẽ phải cân nhắc rất kỹ kể cả khi tuyển dụng hay chấm dứt hợp đồng với giáo viên" - Cô Thúy nêu quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.