Cận cảnh sự ra đời của vì sao mới vô cùng hiếm

Tia cận hồng ngoại có thể thâm nhập sâu vào khí và bụi, nên có thể chụp được sự ra đời của vì sao.

Cận cảnh sự ra đời của vì sao mới vô cùng hiếm
high-definition-pillars-of-creation
Cận cảnh ra đời vì sao mới vô cùng hiếm được NASA chụp lại

Đây là bức ảnh do Kính viễn vọng không gian Huble của NASA chụp lại bằng tìa cận hồng ngoại khoảnh khắc vô cùng hiếm thấy: những ngôi sao mới đang ra đời, cách tinh vân Eagle 6.500 năm ánh sáng, làm biến đổi cột bụi thành những dải bóng đen kỳ quái trên nền vô số ngôi sao khác.

Tia cận hồng ngoại có khả năng thâm nhập sâu vào khí và bụi, vì vậy có thể chụp được hình ảnh rất xa phía sau các tinh vân hay ẩn bên trong các cột bụi. Tuy nhiên, một số đám mây khí và bụi có mật độ quá dày thì ngay cả tia cận hồng ngoại cũng không thâm nhập được.

Untitled
Kính viễn vọng không gian Huble của NASA nằm trôi nổi ngoài tầng khí quyển Trái đất

Những đám bụi màu xanh bao quanh viền đan dày đặc của cột tinh vân là những vật chất bị bốc hơi do tia cực tím của sự hình thành những ngôi sao mới gây ra. 

Cột bụi trên cùng phía bên tay trái thực chất là những đám khí đang tan rã và bị thổi bay khỏi cấu trúc, chứng tỏ sức tác động mãnh liệt của vùng đang hình thành sao mới.

16189387096_d83815da9a_z
Cận cảnh cột bụi tại vùng sao mới đang hình thành

Các nhà thiên văn học phải dùng kính lọc ánh sáng để phân tách hình ảnh của những ngôi sao mới đang hình thành. Sau khi được xử lý thì hình ảnh của các ngôi sao mới có thể được nhìn rõ. Thậm chí tầm nhìn còn vượt qua những cột bụi và các tinh vân để nhìn thấy các ngôi sao đang hình thành thuộc thế hệ tiếp sau.

Theo baogiaothong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.