Cán bộ làm sai, dân 'mong hoài mà tiền chưa về'

GD&TĐ - UBND huyện Lạc Thủy đã thu hồi đất của 50 hộ dân và đền bù tổng số tiền gần 15 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Tuấn chỉ diện tích đất mà gia đình ông bị thu hồi để phục vụ thi công dự án.
Ông Nguyễn Văn Tuấn chỉ diện tích đất mà gia đình ông bị thu hồi để phục vụ thi công dự án.

Được chi trả số tiền đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) nhưng sau đó một hộ dân ở tỉnh Hòa Bình đã bị chính quyền địa phương “gõ cửa” để đòi lại tiền vì cho rằng tính toán sai.

Giữ tiền của dân để “khấu trừ” vì đã chi nhầm

Ông Nguyễn Văn Tuấn (SN 1979, trú tại thôn Suối Tép - xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) phản ánh về việc gia đình ông bị Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Lạc Thủy (Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy) đòi lại số tiền đền bù, GPMB.

Theo ông Tuấn, nguyên nhân dẫn đến việc làm này được Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy giải thích là do trước đó đơn vị này đã “chi nhầm” số tiền đền bù, GPMB cho gia đình ông.

Cụ thể, năm 2019, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện thu hồi đất của người dân để thực hiện xây dựng công trình Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính đoạn qua thôn Suối Tép (xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy).

Tuyến đường nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính đoạn qua thôn Suối Tép đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Tuyến đường nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính đoạn qua thôn Suối Tép đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

UBND huyện Lạc Thủy đã thu hồi đất của 50 hộ dân và đền bù tổng số tiền gần 15 tỷ đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn được đền bù về đất số tiền hơn 439 triệu đồng cho 2 khu đất với tổng diện tích hơn 7.000m2 (đơn giá 60.000 đồng/m2 đất trồng cây lâu năm). Trong đó, ở khu đất có diện tích hơn 1.600m2, gia đình ông Tuấn được đền bù hơn 97 triệu đồng.

Quá trình GPMB, gia đình ông Tuấn có tham gia kiểm đếm các tài sản có trên đất cùng Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy. Gia đình ông Tuấn được chi trả số tiền đền bù theo đúng quy định và không có sự chậm trễ từ phía đơn vị giải ngân.

Đến năm 2022, gia đình ông Tuấn có diện tích hơn 100m2 đất thổ cư trong diện phải giải tỏa để thực hiện dự án và đã chấp nhận phương án đền bù cho diện tích bị thu hồi tiếp này.

Lần này, khi nhiều hộ dân khác đã được chi trả tiền GPMB từ rất lâu, nhưng gia đình ông Tuấn vẫn không được chi trả. Ông Tuấn tìm hiểu thì mới biết Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy muốn giữ lại số tiền này để “khấu trừ” vào số tiền đơn vị này cho rằng đã chi sai cho gia đình ông trước đó.

Ngày 2/12, sau nhiều lần ý kiến, gia đình ông mới nhận được số tiền đền bù cho diện tích hơn 100m2 đất thổ cư bị thu hồi.

“Song song với việc chi trả số tiền đền bù, Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy cũng liên tục thúc ép gia đình tôi phải hoàn trả số tiền mà họ cho rằng trước đó họ đã chi nhầm cho gia đình tôi”, ông Tuấn thông tin.

Ông Tuấn cho rằng, việc làm trên là vô lý khi diện tích đất gia đình bị thu hồi được nhận khoán từ Công ty TNHH HTV Sông Bôi - Thăng Long. Gia đình cũng có sổ giao khoán với công ty và mỗi năm đều nộp tiền sản lượng đầy đủ. Trong suốt nhiều năm, gia đình sử dụng diện tích đất trên để chăn nuôi, trồng trọt và không có tranh chấp với bất cứ ai.

Thừa nhận “sai nghiêm trọng”

Cơ quan công an vào cuộc điều tra

“Thượng tá Quách Đình Thi, Trưởng Công an huyện Lạc Thủy, cho biết đơn vị nghiệp vụ đã vào cuộc xác minh điều tra những nội dung có liên quan đến vụ việc. Trong vụ việc này đã có dấu hiệu làm sai nên cơ quan công an đã vào cuộc để điều tra. Vụ việc đang trong quá trình xác minh làm rõ, căn cứ vào kết quả điều tra, bên nào làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Ông Nguyễn Văn Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy) cho biết, trong việc lập phương án, chi trả tiền đền bù GPMB để thực hiện công trình Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính đoạn qua thôn Suối Tép có xảy ra sai sót tại hộ gia đình nhà ông Nguyễn Văn Tuấn.

Phó Giám đốc Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy thừa nhận có 2 lỗi sai nghiêm trọng trong quá trình thi hành công vụ. Theo đó, Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy được UBND huyện Lạc Thủy giao trách nhiệm tiến hành đo đạc, lên phương án, chi trả tiền GPMB cho các hộ dân thuộc diện phải giải tỏa.

Thời điểm trên, việc thực hiện đo đạc diện tích đất phải giải tỏa của người dân được Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy thuê một đơn vị bên ngoài để thực hiện.

“Trong quá trình đo đạc, đơn vị này đã gộp 2 thửa đất có liên quan đến hộ ông Nguyễn Văn Tuấn làm một. Sau đó, phía Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy cũng không soi chiếu kỹ lại dẫn đến quy kết chủ nhân diện tích đất hơn 1.600m2 đất là của gia đình ông Tuấn.

Đoạn đường qua diện tích đất thổ cư của gia đình ông Tuấn chưa được hoàn thành do những vướng mắc trong việc đền bù.

Đoạn đường qua diện tích đất thổ cư của gia đình ông Tuấn chưa được hoàn thành do những vướng mắc trong việc đền bù.

Thực tế, diện tích đất này không thuộc sở hữu của gia đình ông Tuấn. Thứ nữa là việc xác định sai loại đất được bồi thường từ đất rừng phòng hộ sang đất trồng cây lâu năm. Từ đó dẫn đến việc chi trả tiền sai”, Phó Giám đốc Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy thừa nhận.

Sau khi phát hiện ra những lỗi sai trên, đơn vị này đã có báo cáo gửi UBND huyện Lạc Thủy để xin ý kiến giải quyết. Ngày 13/8/2020, UBND huyện Lạc Thủy đã ra Quyết định số 1593/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, hủy bỏ và thu hồi tiền bồi thường, hỗ trợ với diện tích đất liên quan đến hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn.

Đây được xem như quyết định sửa sai cho Quyết định 882/QĐ-UBND được UBND huyện Lạc Thủy ban hành ngày 3/4/2020 về việc thống nhất phương án đền bù cho các hộ dân trong diện giải tỏa.

Nói về phản ánh “làm khó”, ép dân phải trả lại tiền, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm PTQĐ và CCN Lạc Thủy, cho rằng đơn vị này cũng như chính quyền địa phương chỉ đến nhà để phân tích, vận động người dân trả lại số tiền đã được “chi nhầm” như đã nói ở trên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.