Cảm nhận từ trường nhờ thiết bị gắn lên da

Các nhà khoa học Đức và Nhật Bản phát triển một loại cảm biến mỏng, cho phép người dùng cảm nhận được từ trường.

Cảm biến dễ dàng gắn chặt trong lòng bàn tay người.
Cảm biến dễ dàng gắn chặt trong lòng bàn tay người.

Cảm nhận từ trường hay thụ từ (Magnetoception) là khả năng phát hiện từ trường ở một số loài động vật như cá mập, chim, côn trùng; giúp chúng điều hướng và duy trì định hướng trong không gian. Theo các nhà khoa học, công nghệ chế tạo cảm biến mới có thể giúp con người đọc "thông điệp" từ được phát ra từ thiết bị điện tử, qua "giác quan thứ 6" này.

Theo IB Times, khi được gắn lên da người, cảm biến có thể được uốn cong hay kéo dài mà không ảnh hưởng đến chức năng ban đầu. Nó có độ dày chưa đến 2 micromet và nặng chỉ ba gram/m2, do đó người dùng không thể cảm thấy hay nhận thấy.

"Cảm biến từ trường siêu mỏng phù hợp với các vật thể ở khắp nơi, kể cả da người. Nó sẽ đem lại cảm nhận mới cho lĩnh vực nghiên cứu robot, giám sát y tế và an toàn, ứng dụng với thiết bị điện tử dân dụng và thiết bị da điện tử", nghiên cứu cho hay. Da điện tử là công nghệ giúp con người cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ, bắt chước cảm giác chạm, theo dõi và hiển thị tình trạng sinh lý học...

Nhóm chuyên gia Đại học Tokyo và Đại học Osaka (Nhật Bản), Viện nghiên cứu IFW Dresden (Đức) cho biết dù con người không thể cảm nhận được từ trường một cách tự nhiên, phương pháp này có thể giúp chúng ta thu hẹp khoảng cách tiếp cận với nó.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ