Cấm kỵ khi ăn cà chua ai cũng phải biết

Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời mà cà chua đem lại cho sức khỏe, tuy nhiên, cà chua cũng là thực phẩm chứa nhiều độc hại khi bạn sử dụng không đúng cách.

Cấm kỵ khi ăn cà chua ai cũng phải biết
Cam ky khi an ca chua ai cung phai biet - Anh 1

Cấm kỵ khi ăn cà chua ai cũng phải biết

Cà chua là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và lành mạnh, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống nhiễm trùng.

Đây là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích bởi chúng dễ ăn, giá rẻ, chứa hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ và vitamin cực kì tốt cho sức khỏe và làm đẹp.

Tuy nhiên, cũng như rất nhiều thực phẩm khác, cà chua chỉ thực sự tốt khi được sử dụng đúng cách. Dưới đây là những lưu ý cần thiết về cà chua đối với sức khỏe của bạn:

Loại bỏ hạt, cuống khi ăn

Hạt cà chua cũng như hạt ổi, khi ăn vào khó tiêu hóa nên trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nếu thường xuyên ăn hạt cà chua sẽ dễ gây viêm ruột thừa, táo bón, dễ biến chứng thành thắt ruột, không lợi cho sức khỏe, nhất là với trẻ em.

Tuy nhiên, thì hạt cà chua cũng có nhiều tác dụng tốt như giúp xương chắc khỏe, tăng cường thị lực... vậy nên trong quá trình chế biến nếu không lọc bỏ hết được hạt thì cũng không đáng phải lo lắng, nhưng cuống và lá cà chua thì tuyệt đối nên cắt bỏ để phòng ngộ độc.

Không ăn khi còn xanh

Cà chua có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ (chín cây hoặc chín dấm) thì độc tố này chuyển hóa thành chất không độc.

Ăn cà chua xanh là một việc làm vô cùng tai hại và bạn cần dừng ngay lập tức. Bởi điều này rất dễ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.

Do trong cà chua xanh có chứa chất độc solanine, khiến khoang miệng có cảm giác đắng chát kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, và nôn khi ăn phải. Đặc biệt nếu bạn ăn sống cà chua xanh thì khả năng ngộ độc càng cao hơn.

Không nấu bằng xoong nhôm, gang

Cam ky khi an ca chua ai cung phai biet - Anh 2

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn sử dụng xoong, chảo bằng nhôm, gang để nấu cà chua sẽ khiến các axit trong cà chua kết hợp với nhôm, gang gây ra những phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe của bạn.

Không bảo quản trong tủ lạnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà chua không giữ được lâu ở nhiệt độ dưới 10 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình trong tủ lạnh gia đình là khoảng 4,4 độ C.

Theo thói quen, hầu hết các bà nội trợ có thói quen tích trữ đồ trong tủ lạnh, trong đó có cà chua. Đấy là một sai lầm vì nếu cất cà chua trong tủ lạnh sẽ bị mất đi rất nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời hương vị đặc trưng của cà chua cũng bị ảnh hưởng.

Không ăn thường xuyên

Cà chua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều cà chua lại dễ gây ra bệnh sỏi thận. Nguyên nhân là do, trong loại quả này chứa hàm lượng cao axit oxalic. Do đó, bạn chỉ nên ăn cà chua ở mức độ vừa phải mà thôi.

Không ăn khi bạn uống thuốc chống đông máu

Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.

Không ăn cà chua khi mắc bệnh gút

Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric trong máu. Trong khi đó cà chua lại là một thực phẩm có chứa hàm lượng purin khá lớn.

Nếu ăn cà chua khi mắc bệnh gút sẽ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong cà chua cũng sẽ gây ra phản ứng kết tủa khi gặp axit uric vô cùng tai hại cho bạn.

Hạn chế ăn khi mắc sỏi thận

Theo các chuyên gia thì những người bị sỏi thận, sỏi mật nếu muốn ăn cà chua thì chỉ nên ăn một lượng nhỏ.

Vì cà chua có thể sẽ làm tăng kích thước của sỏi thận và sỏi mật lên do nó chứa hàm lượng kali và vitamin C lớn. Khi kali kết hợp với canxi trong nước tiểu sẽ kết tủa thành sỏi trong thận và mật.

Theo Soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ