Cách ứng xử khi con cái đánh nhau

Trẻ em không thể tránh khỏi bất hòa, đôi khi dẫn đến đánh nhau. Phần lớn các bậc cha mẹ thường bỏ mặc hoặc bênh vực những đứa nhỏ hơn. 

Cách ứng xử khi con cái đánh nhau

Điều này thường làm tình cảm giữa bọn trẻ xấu đi, và gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chia các bậc cha mẹ thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất can thiệp và giải thích điều phải trái; nhóm thứ hai đe nẹt, quát mắng và nhóm thứ ba không làm gì cả. 

Mặc dù các bậc cha mẹ (ở cả 3 nhóm) đều cho rằng nên giải quyết các xung khắc giữa bọn trẻ, nhưng trên thực tế khảo sát ở 88 gia đình có con từ 3 - 8 tuổi, hầu hết họ đều để mặc cho bọn trẻ đánh nhau.

Vì sao cha mẹ thường không thể làm trọng tài khi con cái đánh nhau?

Nguyên nhân thứ nhất là do họ cho đó chỉ là chuyện trẻ con, không đáng quan tâm. Điều này sẽ khiến cho trẻ không nhận ra được sai lầm của mình, và có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết những khó khăn sau này.

Nguyên nhân thứ hai là do các bậc cha mẹ lo sợ sẽ xử lý thiên vị, vì vậy họ đã để cho trẻ tự giải quyết theo cách của mình.

Trong trường hợp con bạn đánh nhau, tốt nhất là nên hòa giải chúng, phân tích và giải thích rõ việc bọn trẻ đánh nhau là không đúng. 

Trong trường hợp con bạn đánh nhau, tốt nhất là nên hòa giải chúng, phân tích và giải thích rõ việc bọn trẻ đánh nhau là không đúng, từ đó dạy cho trẻ cách giải quyết vấn đề nếu gặp trường hợp tương tự.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh khi con cái đánh nhau:

- Không nên nuông chiều hay ủng hộ một phía vì sẽ làm trẻ ghen tị và hiếu chiến hơn.

- Dạy cho trẻ biết sống chan hòa, thân ái, tôn trọng người khác, nhất là khi chúng là người trong cùng một gia đình.

- Chỉ nên phạt trẻ khi bạn có lý do chính đáng, và giải thích rõ vì sao trẻ bị phạt.

- Đưa ra nhiều cách giải quyết vấn đề và hướng trẻ vào cách giải quyết tốt nhất.

Theo Webtretho

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ