Cách làm “nóng” giờ Văn ngay từ lời giảng đầu tiên

GD&TĐ - Đưa lời giới thiệu vào bài là phần giáo viên dạy Văn ít đầu tư; hoặc chỉ thực hiện qua loa. Cho biết cần phải nhìn nhận lại vấn đề này, cô Trần Thị Thúy – giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) – chia sẻ giải pháp mình đã áp dụng, giúp giờ dạy Văn hấp dẫn ngay từ những giờ phút đầu tiên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một số cách vào bài tạo cảm hứng

Theo cô Trần Thị Thúy, giáo viên không nên vào bài theo kiểu: “Tiết trước chúng ta đã học bài…, của tác giả… Hôm chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp tác giả …, với bài…”; càng không nên bỏ qua công đoạn giới thiệu mà ghi ngay tên bài dạy lên bảng và tiến hành học bài mới.

Lời vào bài phải giới thiệu được đôi nét về tác giả, tác phẩm cũng như văn phong của nhà văn. Nếu dạy thơ thì phải giới thiệu cho học sinh những bài thơ, hoặc câu thơ tiêu biểu của tác giả đó. Đồng thời, phải đặt bài dạy trong mối liên hệ với các bài trước đó, hoặc đặt trong hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm đó...

Nói chung, làm sao gợi tò mò, thích thú ban đầu của học sinh với tác phẩm, truyền đạt được những thông tin cần thiết về tác giả, tác phẩm.

Đôi khi, không nhất thiết cứ là lời giới thiệu của giáo viên, cũng có thể tạo nên những tình huống có vấn đề, kích thích học sinh phải giải quyết vấn đề…

Giáo viên thay lời vào bài bằng cách cho học sinh xem bức tranh vẽ, ảnh; hoặc đưa ra câu hỏi có vấn đề, gợi tò mò cho học sinh trước khi học bài mới, làm cho hứng thú học tập của học sinh tăng lên.

Người dạy phải tạo được không khí hào hứng cho cả lớp. Không khí đó không chỉ được khơi dậy ở cuối tiết học mà phải được “làm nóng” ngay từ những lời giảng đầu tiên.

Cụ thể là cách dẫn dắt vào bài phải gây ấn tượng, lời giới thiệu nội dung mới lạ sẽ tăng thêm sức hút từ phía học sinh.

Nhiều khi giáo viên phải biết tùy cơ ứng biến chứ không thể đi theo một “kịch bản” có sẵn trong giáo án. “Dạy học cũng giống như biểu diễn trên sân khấu, kịch bản tốt chưa hẳn đã đem đến thành công cho vở diễn mà điều quan trọng hơn là cách diễn ngẫu hứng của người nghệ sĩ và bản lĩnh vững vàng của một đạo diễn có nghề” – cô Thúy dẫn ý mình tâm huyết.

Một số ví dụ dẫn vào bài mới hấp dẫn

Từ quan điểm trên, cô Trần Thị Thúy chia sẻ cách làm của mình từ một số ví dụ cụ thể.

Ví dụ 1: Lớp 7 - Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng.

Giáo viên đưa ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang ngồi bên nhau trò chuyện trong vườn hoa Phủ Chủ tịch lên máy chiếu, sau đó giới thiệu:

Trong thời gian làm việc bên cạnh Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết nhiều bài và sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và tình cảm yêu kính chân thành, thắm thiết của mình. Văn bản:“ Đức tính giản dị của Bác Hồ” là đoạn trích từ bài diễn văn của ông trong Lễ kỉ niệm tám mươi năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (19-5-1970).

Ví dụ 2: Lớp 7 - Văn bản : Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh.

Đến với văn chương, có nhiều điều chúng ta cần hiểu biết, nhưng có ba điều cần hiểu biết nhất là: Văn chương có nguồn gốc từ đâu? Văn chương là gì? Và văn chương có công dụng như thế nào trong cuộc sống? Bài viết “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh - một nhà phê bình văn học có uy tín lớn, sẽ cung cấp cho chúng ta một

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ