Các nhà khoa học thuộc trường đại học Khoa học hóa chất ở Sri Lanka đã tiến hành thí nghiệm với 38 loại gạo khác nhau được trồng lại nước này. Đầu tiên, họ cho thêm một thìa dầu dừa vào nước sôi, cho thêm nửa cốc (105g) gạo và nấu chín gạo trong vòng từ 20 đến 25 phút. Sau đó, họ để cơm nấu chín vào tù lạnh khoảng 12 giờ.
Phương pháp này làm tăng lượng tinh bột đề kháng (RS) trong cơm. Đây là loại tinh bột khó tiêu hóa đối với cơ thể con người. Do vật tinh bột đề kháng không bị cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng hay mỡ.
TS Sudhair James, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết nếu các loại gạo khác nhau được nấu theo phương pháp này, thì nó có thể giảm “khoảng 50-60% lượng calo so với phương pháp nấu truyền thống”.
Nhóm nghiên cứu muốn tìm ra những giải pháp dựa trên thực phẩm để giải quyết bệnh béo phì tại các quốc gia đang phát triển, nơi gạo là một thực phẩm được sử dụng phổ biến. Vì tăng lượng tinh bột đề kháng trong gạo là một cách hữu hiệu để giải quyết vấn đề.
Tiến sĩ James giải thích tinh bột có thể dễ tiêu hoặc khó tiêu. Gạo bao gồm cả 2 loại tinh bột này. Không giống như tinh bột dễ tiêu, tinh bột đề kháng không bị phá vỡ trong ruột non, nơi các chất carbohydrat thường được chuyển hóa thành glucose và các dạng đường đơn giản khác trước khi thẩm thấu vào mạch máu.
Dầu dừa thấm vào các hạt tinh một trong quá trình nấu cơm, làm thay đổi cấu trúc của tinh bột và biến nó trở nên đề kháng với các enzym tiêu hóa, tiến sĩ James giải thích. Điều này đồng nghĩa ít calo hơn được đưa vào cơ thể.
Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng ăn cơm hâm nóng lại sau khi để trong tủ lạnh có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nên họ khuyên cơm cần được hâm nóng kỹ trước khi ăn và không nên giữ cơm trong tủ lạnh quá 1 ngày trước khi hâm nóng lại.