Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

GD&TĐ - Bệnh nhiệt miệng tạo ra những vết loét trong miệng, bề mặt vết loét có màu trắng vàng và gây đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh nhiệt miệng cho thấy cơ thể bạn đang trải qua sự mất cân bằng và khiến bạn dễ bị táo bón, nhiều axit, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc lượng hormone không cân bằng. 

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Ngoài ra nó cũng có nguyên nhân như cơ thể bị nóng, nghiện thuốc lá, căng thẳng hoặc vệ sinh răng miệng kém.

Những vết loét miệng có thể tự khỏi trong vòng một vài tuần mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, nếu bạn dùng kem đánh răng có chứa chất natri lauryl suphate thì bạn cũng rất dễ bị nhiệt miệng.

Ngoài ra nếu bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng thì rất có thể bạn cần bổ sung axit folic, vitamin C và bioflavonoid. Khi bị thiếu hụt vitamin B1, B2, B6, B12 và axit folic thì nguy cơ bạn bị nhiệt miệng thường xuyên là rất cao.

Nếu bệnh nhiệt miệng chỉ thỉnh thoảng ghé thăm bạn thì đừng lo lắng, hãy áp dụng một số liệu pháp đơn giản sau đây:

- Dùng Baking Soda: Các tính chất kiềm của baking soda có thể làm loãng axit có xu hướng gây ra đau buốt. Baking soda có thể giúp bạn rất hiệu quả vì nó cân bằng lượng axit trong cơ thể. Nó còn giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm cũng như khiến vết thương mau lành. Nhờ súc miệng với nước pha baking soda, miệng của bạn sẽ sạch sẽ vì loại bỏ được nhiều vi khuẩn.

- Lá hương nhu: Nhai lá hương nhu có thể giúp bạn xử lý nhiệt miệng. Bạn hãy nhai vài lá rồi súc miệng khoảng 3-4 lần trong ngày để ngăn chặn bệnh này tái phát.

- Mật ong: Đây là thức uống nổi tiếng kháng khuẩn, làm dịu vết thương và tăng tốc quá trình lành bệnh. Mật ong còn có thể làm giảm sẹo và đẩy nhanh sự phát triển của các mô mới. Bạn hãy cho mật ong trực tiếp vào chỗ đau.

- Buttermilk (sữa tươi được làm chua nhờ vi khuẩn): Buttermilk có thành phần tuyệt vời để làm lành vết thương. Nó chứa axit lactic và có tính axit tự nhiên nên có thể giảm đau do vết loét gây ra.

- Hoa cúc: Loại hoa này có tính chất khử trùng rất lý tưởng để súc miệng vì nó ngăn chặn nguyên nhân gây đau đớn. Dùng một nhúm hoa cúc và cho vào nước để súc miệng 2 lần mỗi ngày. Bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng chữa loét miệng của hoa cúc.

- Rau mùi: Lấy một nhúm lá rau mùi và nghiền nát, ép lấy nước và bôi vào chỗ nhiệt miệng. Bạn cũng có thể áp dụng cách này với lá ổi và vết thương của bạn sẽ lành màu chóng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.