Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế có những quy định rất nghiêm ngặt trong việc sử dụng hóa chất và chỉ phun hóa chất trong trường hợp có dịch. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất được bày bán tràn lan, người mua có thể tự ý sử dụng mà không kiểm soát được. Việc tùy tiện mua và phun thuốc diệt muỗi, côn trùng khiến không ít người bị nhiễm độc.
Một cán bộ của Viện Hóa học công nghiệp cho biết, sản phẩm chứa hóa chất càng mạnh, côn trùng càng mau chết thì khả năng gây ngộ độc cho người tiếp xúc càng cao. Đặc biệt, nếu là loại sản phẩm dạng trôi nổi trên thị trường, hóa chất càng có tác động lâu với côn trùng sau khi phun thuốc thì con người càng phải hít những hóa chất này mỗi ngày. Ngay đối với những hóa chất diệt côn trùng được Bộ Y tế cấp chứng nhận về độ an toàn thì việc thường xuyên tiếp xúc cũng không có lợi cho sức khỏe.
Khi mua thuốc diệt muỗi, côn trùng, cần lưu ý những vấn đề sau:
-Trong thuốc diệt côn trùng ngày nay hoạt chất chứa trong đó có gốc là Pyrethrine.
-Nếu bạn chuẩn bị mua thuốc diệt muỗi thì nên chú ý nguồn gốc sản xuất. Không nên mua những loại thuốc phun không được cấp phép.vì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bạn và gia đình bạn.
Những người trong nhóm bệnh về hô hấp,tim mạch,bệnh hen….thì những loại thuốc phun diệt muỗi sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới bệnh.
Tuyệt đối không nên pha chế thuốc côn trùng một cách tự ý và không đúng liều lượng thì điều đó sẽ dẫn đến ảnh hưởng tới sức khoe gia đình bạn và còn làm muỗi kháng thuốc.
Việc liên hệ với những công ty diệt muỗi uy tín cũng là một cách lựa chọn tốt nhất.
Ảnh minh họa. |
Cần phun thuốc đúng cách
Giáo sư Trần Văn Sung cho biết, trước đây các sản phẩm diệt côn trùng thường được sản xuất theo ba nhóm: nhóm có gốc clo hữu cơ (gồm các chất như Aldrin, DDVP, DDT, BHC, Lindane), nhóm có gốc phốt pho hữu cơ (gồm Dichlorvos, Mathathion, Diazinon) và nhóm có gốc Pyrethrine. Thuốc xịt muỗi nhóm 1 và 2 đã bị cấm sử dụng do rất độc. Người dùng có thể bị nhiễm độc nếu không mang khẩu trang, bị dị ứng da, chảy nước mắt, ngứa, hắt hơi, khó thở…
Hiện hầu hết sản phẩm thuốc diệt côn trùng đều được nhập khẩu. Sản phẩm của các hãng lớn đều thuộc nhóm 3, tức là thành phần hóa học có gốc Pyrethrine. Ưu điểm của nó là an toàn cho người, động vật máu nóng, nồng độ tương đối thấp. Đa phần các sản phẩm này đều được kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến người và động vật.
Khi phun các loại thuốc này, hóa chất sẽ bám lên bề mặt tường, tủ, bàn ghế. Côn trùng đậu vào sẽ bị hóa chất làm tê liệt hệ thần kinh và chết. Tùy vào liều lượng, địa bàn, thời tiết phun mà thuốc diệt muỗi có tác dụng trong 3 - 6 tháng với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Giáo sư Trần Văn Sung đưa ra chỉ dẫn, người dân chỉ nên phun thuốc theo định kỳ 3 - 6 tháng. Tốt nhất sau khi phun thuốc từ 30 phút đến một tiếng đồng hồ, nên mở cửa cho thoáng khí. Không nên để người già và trẻ nhỏ vào phòng mới xịt thuốc diệt côn trùng để đề phòng những tác động phụ của thuốc.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thúy Hoa, trưởng khoa Côn trùng và động vật sinh học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện các loại bình xịt muỗi, côn trùng được bày bán hoạt động theo nguyên lý giàn phun, tạo hạt rất nhỏ. Vì vậy, khi phun thuốc, nên phun theo nguyên lý từ trên cao, lan tỏa ra ngoài để các hạt thuốc phủ đều trên diện tích cần phun. Ngoài ra, người phun phải phun giật lùi, cách khoảng 0,5 - 1 m để tránh các hạt thuốc diệt côn trùng bay vào mắt.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình, công việc diệt côn trùng đạt hiệu quả, người tự phun thuốc muỗi cần lưu ý những điểm sau:
Đeo khẩu trang, gang tay khi pha chế hóa chất.
Không ăn uống và hút thuốc khi phun hóa chất.
Không được phun thuốc vào thức ăn, nguồn nước
Không để hóa chất dính vào da, mắt.
Không đổ hóa chất thừa làm ô nhiễm nguồn nước, ao hồ.
Nếu dính da: rửa với thật nhiều nước và xà phòng.
Nếu dính mắt: rửa dưới vòi nước chảy trong 10 – 15 phút.
Nếu nuốt: phải đưa nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất kèm theo nhãn sản phẩm.