Ý thức vai trò của mình, các trường đại học tại châu Âu đã cùng xây dựng một dự án nghiên cứu thực phẩm với tổng ngân sách lên đến hàng tỉ Euro, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến việc sử dụng, khai thác, nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường…
Chung tay giải quyết vấn đề toàn cầu
Bên cạnh dự đoán của Liên Hiệp Quốc về nhu cầu sử dụng lương thực của con người sẽ tăng đến 70% trong năm 2050 thì các nghiên cứu cho thấy môi trường Trái đất đang bị ảnh hưởng trầm trọng trong quá trình con người sản xuất và sử dụng lương thực cũng là một báo động.
Giáo sư Livney là một trong những thành viên của chương trình Nghiên cứu thực phẩm của tương lai mang tên EIT Food, hoạt động dưới sự định hướng của một mạng lưới tổ chức các trường đại học tham gia nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực phẩm nhằm tạo ra một hệ thống cung cấp và sử dụng lương thực bền vững, thân thiện với môi trường.
Chương trình dưới sự bảo trợ trực tiếp của Ủy ban châu Âu sẽ xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp tác với các công ty hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm, các trường đại học cùng chính quyền của các quốc gia đến từ châu lục khác như châu Mỹ, Phi hay Á. Theo đó, trong giai đoạn từ nay đến 2024, chương trình sẽ tiến hành đầu tư hơn 1,2 tỉ Euro với mục tiêu tái xây dựng lại một hệ thống cung cấp thực phẩm bền vững, khỏe mạnh áp dụng tại châu Âu lẫn các quốc gia tại châu lục khác trong tương lai.
Bên cạnh đó, hệ thống còn đóng vai trò giúp người sử dụng hiểu được các tác động tiêu cực của lãng phí thức ăn, từ đó tạo ra hiệu ứng cộng hưởng với các chương trình nâng cao nhận thức về thực phẩm được các trường đại học trong mạng lưới tổ chức. “Vì là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các hoạt động liên quan đến thực phẩm nên chúng tôi sẽ hướng đến việc tạo lòng tin cho người tiêu dùng thông qua hệ thống thực phẩm đặc biệt. Qua đó, chúng tôi hướng đến việc giúp cho 60% người tiêu dùng châu Âu có được lượng thực phẩm an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng vào năm 2030, đồng thời cắt giảm ½ lượng thực phẩm bị lãng phí trong 10 năm tới”- Brabander chia sẻ.
Kế hoạch thực phẩm cho tương lai
Đức có nhiều đại diện tham gia vào dự án nhất với 9 tổ chức, trường đại học, theo sau đó là Thụy Sỹ với 7 và Tây Ban Nha có 6 đại diện. Một số cái tên tiêu biểu trong lĩnh vực thực phẩm góp mặt trong dự án có thể kể tên như PepsiCo, Nestlé cùng một số trường đại học danh tiếng hàng đầu như Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, Đại học Cambridge, Đại học Kỹ thuật Munich… Với tên gọi Kết nối vì Lương thực, nhóm 50 tổ chức này sẽ xây dựng nhiều chương trình nghiên cứu độc lập hoặc hợp tác nhằm giúp châu Âu trở thành trung tâm toàn cầu trong các tiến bộ sản xuất lương thực, dịch vụ thực phẩm cũng như về các ý tưởng tạo ra nguồn lương thực an toàn trên khắp châu Âu.
Dù có thành phần cấu thành khác nhau và cũng sẽ có nhiều mục tiêu cá nhân không giống nhau nhưng khi hoạt động trong Kết nối vì Lương thực, nhóm sẽ có một tầm nhìn, sứ mệnh và một đích đến duy nhất: tạo ra những giá trị cho nhân loại thông qua các nghiên cứu thực phẩm hiện đại. Chi tiết hơn, chương trình sẽ có 6 phương hướng hoạt động trong giai đoạn 2017 – 2024.
Tất cả những thực phẩm này sẽ có thể dễ dàng đến được tay người tiêu dùng thông qua công nghệ kỹ thuật hóa mạng lưới cung ứng thực phẩm, một hướng hoạt động mang tính đột phá nhằm tạo cầu nối trực tiếp giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất, doanh nghiệp thực phẩm. Ở bước tiếp theo, nhằm tối ưu hóa tính bền vững của quá trình sản xuất - sử dụng thực phẩm, EIT Food sẽ nâng cấp mô hình Sản xuất – Sử dụng – Tiêu hủy và đưa nó vào một quy trình khép kín mang tính sinh học và kinh tế cao.
Một đội ngũ chuyên nghiệp, có đầy đủ kỹ năng, kiến thức sẽ là điều không thể thiếu khi thực hiện các chiến lược trên và đó cũng chính là nội dung của kế hoạch đào tạo hơn 10.000 kỹ thuật viên, nghiên cứu viên thực phẩm chuyên nghiệp thông qua nhiều chương trình đào tạo thực phẩm nâng cao. Và cuối cùng nhưng cũng có vai trò vô cùng quan trọng đó là luôn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào quá trình vận hành bộ máy hoạt động, từ sản xuất, phân phối thực phẩm cho đến đào tạo nhân lực.
“Khoa học kỹ thuật cao và quá trình giáo dục chính là hai chìa khóa quan trọng giúp chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề dù lớn hay nhỏ mà con người đang gặp phải trong hiện tại và sẽ ở cả tương lai. Và một lần nữa việc nghiên cứu những tiến bộ trong lĩnh vực thực phẩm và giáo dục này cho nhân loại sẽ giúp mọi người hướng đến sử dụng lương thực một cách tối ưu và an toàn”- Tibor Navracsics, Ủy viên Hội đồng châu Âu chuyên trách mảng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và cũng là thành viên quản lý EIT Food, chia sẻ.
Đơn cử việc sản xuất và sử dụng thực phẩm đã không còn xoay quanh chất lượng hay số lượng mà còn kéo theo rất nhiều yếu tố về xã hội, môi trường, mối tương quan giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất…”.
Khi đó, những dự án nghiên cứu về thực phẩm trên quy mô lớn và xoáy vào nhiều khía cạnh khác nhau của chúng tôi sẽ là mô hình mà nhiều tổ chức sẽ cân nhắc và áp dụng cho quốc gia hay châu lục của mình để hướng đến việc sản xuất - sử dụng và tiêu hủy thực phẩm một cách tối ưu, giúp tạo ra sự phát triển lâu dài cho con người và cả môi trường”- Brabander chia sẻ.