Các trường ĐH châu Á tiến lên trong bảng xếp hạng thế giới

Các trường ĐH châu Á tiến lên trong bảng xếp hạng thế giới

(GD&TĐ) – Các trường ĐH châu Á đã bắt đầu tiến lên mau chóng trong bảng xếp hạng thế giới và dự kiến sẽ còn tiến xa hơn nữa nhờ có nguồn lực dồi dào và số lượng công trình nghiên cứu họ đang thực hiện – lãnh đạo của một số trường ĐH hàng đầu cho biết.

Đại học quốc gia Singapore (NUS)
Đại học quốc gia Singapore (NUS)

Bên lề hội thảo của Chương trình Lãnh đạo trong quản lý trường ĐH ở Singapore, hiệu trưởng và các chủ nghiệm khoa các trường đại học cho biết nguồn lực đang đổ về các trường ĐH châu Á lớn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế khá mạnh ở châu lục này.

Danh tiếng của các trường ĐH hàng đầu châu Á tiếp tục tăng, ngày càng nhiều SV ở đây trở thành các nhà lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực – ông Tan Chorh Chuan, hiệu trưởng ĐH Quốc gia Singapore (NUS) cho biết.

“Trong các trường ĐH hàng đầu, chất lượng SV rất cao. Những SV này đang trưởng thành và trở thành những nhà lãnh đạo ở các lĩnh vực khác nhau” – ông nói.

Ông Chen Jun, hiệu trưởng ĐH Nam Kinh, Trung Quốc cho rằng ông thấy “một sự thay đổi cơ bản” trong các nguồn lực của nhiều trường ĐH Trung Quốc so với trước đây, mặc dù họ không giàu có như các trường ĐH ở Singapore. Thậm chí nhiều người từ nước ngoài về cũng ngạc nhiên bởi những thay đổi trong trường ĐH Trung Quốc.

Trung Quốc dành khoảng 4% GDP của mình cho giáo dục vào năm ngoái, đạt được mục tiêu đề ra nhiều năm trước. Đất nước đông dân nhất thế giới này có khoảng 2.000 trường ĐH và các viện GD bậc cao khác. Số SV tốt nghiệp ĐH hàng năm tăng từ 1,14 triệu năm 2001 lên gần 7 triệu năm 2013.

Các trường ĐH ở Singapore, dẫn đầu NUS, đã tiến bộ rất nhanh trong bảng xếp hạng và đứng trong top 20 các trường ĐH uy tín trên toàn thế giới, đồng thời NUS cũng nằm trong top 3 các trường ở châu Á.

Ông Tan cho biết NUS phát triển nhờ nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ, một đội ngũ quản lý giỏi có thể thu hút GV tài năng và nhận ra xu hướng toàn cầu ngay từ rất sớm.

NUS thừa hưởng hệ thống quản lý của Anh nơi SV được khuyến khích tập trung vào chuyên ngành của mình. Tuy nhiên, ông Tan cho biết nhà trường đã mở rộng đào tạo với quy mô rộng lớn hơn trong vòng 15 năm qua và lý do ông đưa ra là vì thế giới đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Ví dụ, nhân viên trong ngành y tế, sẽ không chỉ có kiến thức về y tế mà còn được đào tạo tốt trong lĩnh vực khoa học xã hội, quản lý…

Xu hướng toàn cầu

Ông Tan cho biết NUS đã thành công trong việc kết hợp tầm nhìn tốt với đội ngũ quản lý giỏi, giúp hiện thực hóa những mục tiêu đề ra.

NUS đã đặt mục tiêu trở thành một ĐH toàn cầu ở châu Á, trường cũng gửi đi khoảng 70% SV ra nước ngoài trong các chương trình trao đổi.

Các trường ĐH Trung Quốc cũng có sự rõ ràng trong việc đề ra tầm nhìn của mình.

Trường ĐH Nam Kinh cũng tạo khoảng 30% cơ hội cho SV đi ra nước ngoài, tuy nhiên không thể cao như mức ĐH quốc gia Singapore do hoàn cảnh khác nhau giữa 2 nước.

“Chúng tôi phải có tư tưởng quốc tế để có thể tiến bộ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Nhưng dù sao, Trung Quốc phải thận trọng để không mất truyền thống văn hóa của mình” – ông Chen cho biết và nói thêm rằng Trung Quốc nên tránh việc nâng cấp vội vã các học viện kỹ thuật thành trường ĐH bằng cách tập trung vào nghiên cứu. Các chương trình của các học viện nên được đa dạng cũng như theo nhu cầu của nền kinh tế địa phương và quốc gia.

Hà Châu (Theo Xinhua)

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ