Các nước xây dựng chương trình phòng chống bạo lực học đường như thế nào?

GD&TĐ - Trên thế giới, việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, tập huấn phòng chống bạo lực học đường rất được chú ý.

PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội).
PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội).

PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) - cho rằng: Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề của toàn cầu, công tác phòng chống cần có sự phối hợp tham gia của các cơ quan, tổ chức và cá nhân từ cộng đồng, trường học, gia đình và cả học sinh. Vì vậy, trên thế giới, việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, tập huấn phòng chống bạo lực học đường rất được chú ý.

Có những chương trình được xây dựng và thực hiện bởi trường đại học (trong các học phần thuộc chương trình đào tạo chính quy cho cử nhân hoặc thạc sỹ chuyên ngành).

Cũng có chương trình đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ cho những đối tượng cần thiết như giáo viên hoặc đội ngũ cốt cán ToT (báo cáo viên) được thực hiện bởi các trường đại học, các viện nghiên cứu hoặc các hiệp hội nghề nghiệp.

Nội dung chương trình tập trung vào các khía cạnh: Lý thuyết (như khái niệm, định nghĩa, nguồn gốc, cơ chế hành vi, các yếu tố liên quan, tác động, chính sách, các biện pháp phòng ngừa và can thiệp); thực hành (như đánh giá, lên kế hoạch hành động, đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa và can thiệp).

Lấy ví dụ, PGS Trần Thành Nam nhắc đến chương trình đào tạo chính quy ngành Khoa học Giáo dục của Trường ĐH Linköping (Thụy Điển) có một chuyên đề bắt buộc là “Bắt nạt học đường và các mối quan hệ xã hội”. Trong đó, đề cập đến các vấn đề bạo lực, bắt nạt dưới quan điểm xã hội học, tâm lý học, giáo dục học và thực hành sư phạm. Trao đổi về các dạng thức bắt nạt, sự mất cân bằng quyền lực trong trường học và các chương trình can thiệp hiệu quả.

Hay như ngành Khoa học Giáo dục đại học, ĐH Rutgers, Mỹ có học phần “Phòng ngừa bắt nạt học đường: Thực hành thực chứng cho lãnh đạo nhà trường”. Trong đó, giới thiệu về các phương pháp xử lý bắt nạt, giới tính và bắt nạt/ bắt nạt trực tuyến, bắt nạt trong trường học; đặc điểm cá nhân, giới thiệu về phòng ngừa, các vấn đề pháp lý về bắt nạt; phương pháp thay đổi toàn trường, chính sách phòng ngừa bắt nạt của Bộ Giáo dục; vận hành các chương trình phòng ngừa và can thiệp hiệu quả, mối quan hệ gia đình và hợp tác với cộng đồng, đánh giá chương trình.

Với chương trình tập huấn ngắn hạn cấp chứng chỉ được tổ chức bởi các hiệp hội nhà nghề, theo PGS Trần Thành Nam, chương trình thường được nhắc đến về tính hiệu quả là chương trình tập huấn PREPaRE (Hiệp hội các nhà tâm lý học đường quốc gia Mỹ).

“PREPaRE cung cấp cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần tại trường học và các chuyên gia giáo dục cách làm đầy đủ nhất, các vai trò và trách nhiệm trong các nhóm khủng hoảng và an toàn học đường. Đây là một trong những chương trình đào tạo toàn diện đầu tiên trên toàn quốc của Mỹ được xây dựng bởi các chuyên gia tại trường học với kinh nghiệm trực tiếp và đào tạo chính quy”PGS Trần Thành Nam chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.