Các công đoạn dạy học trong môi trường CNTT - truyền thông

GD&TĐ - PGS Trịnh Thanh Hải (ĐH Thái Nguyên) và ThS Phan Anh Hùng (Trường ĐH Vinh) chia sẻ phương pháp dạy học trong môi trường công nghệ thông tin - truyền thông.

Các công đoạn dạy học trong môi trường CNTT - truyền thông

Các công đoạn chủ yếu

Theo 2 giảng viên này, phương pháp dạy học trong môi trường công nghệ thông tin - truyền thông sẽ gồm các công đoạn sau:

1. Trước khi lên lớp, giáo viên phải “cấu trúc hóa” nội dung dạy học, nghĩa là trong một bài học bao giờ cũng có yêu cầu tối thiểu là học sinh phải chiếm lĩnh được nội dung cơ bản, cốt lõi của bài học (gọi là yêu cầu cấp độ 1); phần nội dung có tầm quan trọng ít hơn học sinh nên biết (cấp độ 2) và nội dung học sinh có thể biết, nghĩa kà không biết cũng không ảnh hưởng đến mức độ đạt được mục tiêu bài học (cấp độ 3).

2. Giáo viên bắt đầu hoạt động dạy học bằng việc chỉ rõ toàn bộ cấu trúc và logic của nội dung bài học, xác định rõ nội dung nào ở cấp độ này để chỉ dẫn học sinh tự tìm kiếm các kiến thức này, từ đó hình thành tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. 

Trên lớp, giáo viên giới thiệu mục đích, yêu cầu và cách thức hình thành, chiếm lĩnh nội dung bài học.

3. Tận dụng thời gian trên lớn để chuyển tải nội dung ở các cấp độ 1, và có thể cả cấp độ 2 và yêu cầu học sinh tìm kiếm nội dung ở cấp độ 2 và 3.

4. Hướng dẫn học sinh tìm kiếm các nội dung ở các cấp độ khác nhau dựa vào sách giáo khoa hay tài liệu tham khảo trên mạng internet, yêu cầu học sinh trình bày kết quả tìm kiếm, nội dung kiến thức của mình trong các buổi thảo luận, seminar trên lớp.

Các mức độ tổ chức bài dạy

Theo PGS Trịnh Thanh Hải và ThS Phan Anh Hùng, công nghệ thông tin - truyền thông sẽ phát huy hiệu quả học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho dạy học ở cả 3 cấp độ cấu trúc bài học trong phương pháp dạy học nói trên, giáo viên có thể tổ chức với các mức độ:

Mức độ thứ nhất: Giáo viên có thể thiết kế, đóng gói và truyền tải nội dung học tập, tạo diễn đàn, hướng dẫn tự học trên mạng song song với việc học trên lớp truyền thống.

Mức độ thứ hai: Giáo viên yêu cầu bắt buộc học sinh phải tham gia học một mô đun nào đó qua mạng internet liên quan trực tiếp đến môn học để giúp học sinh làm quen dần với E-learning.

Mức độ ba: Giáo viên tiến hành giảng dạy một môn học hoàn toàn qua mạng internet nhằm giảm thời gian và kinh phí đào tạo đối với những nội dung có thể áp dụng được E-learning.

Để có thể dạy học có hiệu quả, giáo viên phải nhận thức sâu sắc rằng: Dạy học phải giúp học sinh nhận thức và cụ thể hóa mục tiêu một cách hợp lý; dạy học phải giúp học sinh hiểu được nhiệm vụ học tập đặ ra là thực hiện mục tiêu giá trị của nó - tạo ra năng lực.

Giáo viên phải đảm bảo các nhiệm vụ học tập được đề ra và có khả năng nắm bắt thông tin ngược; giáo viên cũng cần có khả năng làm chủ phương pháp dạy học tương tác và sử dụng thành thạo công nghệ dạy học.

Công nghệ thông tin và truyền thông không thể thay thế hoàn toàn được cách dạy học truyền thống. 

Tuy nhiên, khi Việt Nam hội nhập với thế giới, nhận thức của học sinh thay đổi, có tinh thần tích cực, tự lực, tự giác trong việc học, đời sống giáo viên được cải thiện, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông được nâng cao đảm bảo đủ điều kiện để học sinh và giáo viên tham gia học tập thì công nghệ thông tin và truyền thông có thể cung cấp những giải pháp thay thế hoàn toàn dạy học truyền thống ở một số môn học.

Để áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hiệu quả cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo theo yêu cầu, đào tạo theo tín chỉ, ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin - truyền thông trong dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.