Ca phẫu thuật tim mở cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất

Liên tiếp trong hai ngày 8 và 9/6, Hội những kỷ lục thế giới (World Records Academy- WRA), trụ sở tại Mỹ đã chính thức tôn vinh 2 kỷ lục thế giới mới trong lĩnh vực y học.

Ca phẫu thuật tim mở cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất

Theo WRA, đây là những thành tựu sáng chói trong lĩnh vực y học của nhân loại những năm đầu thế kỷ 21.

Đó là ca phẫu thuật tim mở cho bé Chanel Murrish, người Anh chào đời hôm 24/2/2014 sinh mổ, nặng 3,2kg và sau khi được 1 phút tuổi bé đã phải qua phẫu thuật tim tại Bệnh viện Freeman ở Newcastle. 

Chanel Murrish mắc bệnh tim hiếm gặp ngay từ khi còn trong bụng mẹ, căn bệnh mang tên Hội chứng giảm sản tim trái (hypoplastic left heart syndrome- HLHS). Căn bệnh làm cho chỉ có một bên tim đập bình thường còn nửa kia bị liệt.

Theo chị Murrish (25 tuổi), mẹ hai con cho biết, khi mang thai các bác sĩ đã khuyên chị nên bỏ thai, vì cơ hội sống còn khi mắc HLHS rất thấp, khoảng 50%, nhưng cả hai vợ chồng đều quyết tâm sinh con. 

Trong ca phẫu thuật này, bác sĩ đã phẫu thuật, đặt ống đỡ động mạch vào tim của bé với mục đích nhằm duy trì sự sống, chờ ca phẫu thuật thứ hai diễn ra sau đó khoảng một tuần. 

Như vậy kể từ khi chào đời, Chanel đã trải qua 10 ca phẫu thuật lớn nhỏ, trong đó có hai ca phẫu thuật mở. Theo bác sĩ, khi được 3 tuổi Chanel còn phải qua một số ca phẫu thuật tim trái, sử dụng động mạch lấy từ cổ và chân.

Giảm sản tim trái là hội chứng mang tính bẩm sinh, tỷ lệ mắc bệnh 1/3 triệu ca, xảy ra khi các bộ phận bên tim trái như van hai lá, tâm thất trái, van động mạch chủ và động mạch chủ... không phát triển đầy đủ. 

Do bẩm sinh nên còn nhiều điều y học chưa biết hết, khoảng 10% mắc HLHS mắc phải các khuyết tật bẩm sinh khác. Bệnh thường phát triển ngay từ trong bụng mẹ khi tâm thất trái và động mạch chủ phát triển không hoàn hảo. 

Ví dụ đối với động mạch chủ, mạch máu mang máu giàu ôxy từ tâm thất trái đi cơ thể, cửa vào ra của tâm thất trái hay van hai lá và van và động mạch chủ bị khuyết tật, có kích thước nhỏ hơn bình thường dẫn đến giảm sản.

Các biến chứng thường thấy ở trẻ mắc HLHS là tắc nghẽn các shunt (ống dẫn) nhân tạo, tiêu chảy mạn tính, suy tim, nhịp tim nhanh, đột quỵ và các biến chứng thần kinh khác. 

Do hiếm gặp nên hiện chưa có thuốc đặc trị hay phòng ngừa. Cũng giống như các căn bệnh bẩm sinh khác, HLHS không chắc chắn và không liên quan đến bệnh cũng như hành vi của người mẹ.

Theo suckhoedoisong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...