Cá chết hàng loạt ở miền Trung: Nghi vấn thủy triều đỏ

Mặc dù đã rất tích cực vào cuộc tìm kiếm nguyên nhân xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, nhưng các Bộ chưa có được kết quả cuối cùng.

Cá chết hàng loạt ở miền Trung: Nghi vấn thủy triều đỏ

Độc tố hóa học hoặc thủy triều đỏ

19h ngày 27/4, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì họp báo công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.

Theo ông Nhân, những ngày qua hiện tượng cá chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Trung khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Trong tình cảnh này cần hết sức bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và biện pháp để xử lý hiện tượng này.

Thứ trưởng Nhân cho biết: "Các cơ quan quản lý đã vào cuộc khẩn trương. Tuy nhiên cần làm việc có hệ thống, làm việc bài bản có khoa học mới có thể tìm ra nguyên nhân được.

Ca chet hang loat o mien Trung: Nghi van thuy trieu do

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân Bộ TN&MT tại cuộc họp báo.

Bộ TN&MT, KH&ĐT, NN&PTNT, KH&CN, Công Thương, Y tế, Công an, Quốc phòng cùng Viện hàn lâm Khoa học và Xã hội VN và lãnh đạo 4 tỉnh ven biển đã có cuộc họp kín về nguyên nhân cá chết. Đây là cuộc họp đầu tiên có đầy đủ các bộ ban ngành, nhà khoa học".

Theo ông Nhân, qua báo cáo của các Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN, sau khi thảo luận đã loại trừ nhiều nguyên nhân và có kết luận: Có 2 nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt.

Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tưởng tảo nở hoa của nước mà trên giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.

Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cử, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt.

Qua số liệu quan trắc và đánh giá của các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt quy chuẩn quy định.

Để xác định rõ nguyên nhân cụ thể về hiện tượng cá chết hàng loạt và có các giải pháp ứng phó về lâu dài với các thảm họa tương tự, cần tổ chức nghiên cứu làm rõ 2 nhóm nguyên nhân.

9 Bộ vào cuộc, 7 ngày tìm nguyên nhân

Trước đó, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết bất thường tại các địa phương này; báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý nghiêm vi phạm.

Các Bộ KH&ĐT, Công Thương, TN&MT và UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và các địa phương trong cả nước chủ động tiến hành rà soát các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, nhất là công nghiệp nặng, về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển.

Từ đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đồng loạt chết.

Hiện tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Thống kê đến ngày 25/4, Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Bình 25 tấn, Quảng trị 30 tấn cá biển tự nhiên chết dạt bờ. Ngoài ra còn có cá nuôi lồng bè, cá hồ ven biển bị thiệt hại.

Ngay sau khi cá chết, Bộ TN&MT, NN&PTNT, Công Thương, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đều đã có đoàn vào khảo sát thực địa, lấy mẫu cá, mẫu nước và mẫu đất để truy tìm nguyên nhân.

Ca chet hang loat o mien Trung: Nghi van thuy trieu do

Cá chết hàng loạt dọc biển

Ngày 25/4, những nguyên nhân bệnh dịch, động đất, tràn dầu đều bị loại trừ.

Lãnh đạo các Bộ đều khẳng định có độc tố rất mạnh từ môi trường tự nhiên là nguyên nhân gây ra sự việc trên. Tuy nhiên, độc tố đó là gì đến nay vẫn chưa được xác định.

Mọi nghi vấn đổ dồn về Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh do có đường ống xả thải chôn ngầm dưới biển, gần đây lại nhập hàng trăm tấn hóa chất độc hại về súc rửa đường ống.

Ngày 26/4, liên quan đến vụ cá chết, lãnh đạo Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Khu công nghiệp Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã tổ chức họp báo để xin lỗi sau phát ngôn gây sốc của phó phòng đối ngoại Chu Xuân Phàm rằng phải lựa chọn giữa cá và nhà máy.

Lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định hệ thống nước thải với kinh phí tổng cộng là 45 triệu USD "rất hiện đại", được Bộ TN&MT cấp phép.

Thế nhưng, việc kiểm định trực tiếp ống xả thải, theo lãnh đạo Sở TN&MT Hà Tĩnh là vô cùng khó khăn, khi phải có giấy phép đồng ý của Ban quản lý khu kinh tế cũng như Chủ tịch UBND tỉnh mới vào được bên trong Formosa.

Theo baodatviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ